Những thói quen vun đắp thành công

"Chúng ta là những gì mà chúng ta làm đi làm lại. Sự xuất sắc không nằm ở hành động mà nằm ở thói quen” - Aristotle. Để đạt được những mục tiêu lớn, bạn cần xác định những điều bạn muốn và điều chỉnh cách bạn đạt được nó.

15.5724


 

Cách tốt nhất để tạo ra những thay đổi lâu dài đối với cách bạn làm việc hay quản lý mỗi ngày là tạo ra những thói quen đặc biệt. Với việc hình thành và tuân thủ những thói quen này, bạn có thể tiến gần hơn tới các mục tiêu lớn hơn trong đời và tạo ra một cuộc sống đặc biệt.

1. Xác định mục tiêu

Trước khi bắt đầu tạo ra các thói quen đặc biệt, bạn phải xác định được mục tiêu sau cùng của bạn là gì. Khi bạn biết mình muốn kết thúc ở đâu, bạn có thể phác ra một kế hoạch - một hệ thống các thói quen - để đưa bạn tới đích đó. Ví dụ nếu mục tiêu cuối cùng của bạn là trở thành một nhà quản lý tốt hơn, bạn có thể bắt đầu với các thói quen hàng ngày như tìm hiểu sâu hơn về nhân viên, dành thời gian mỗi ngày để lắng nghe và giải quyết các vấn đề với họ và cùng làm việc mỗi ngày.

2. Cụ thể hóa các bước tiếp theo

Hãy đưa ra các bước cụ thể cho thói quen mới của bạn: giờ nào trong ngày, việc bạn sẽ làm lúc đó là gì, bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian cho thói quen mới của bạn mỗi ngày. Ví dụ, nếu mục tiêu sau cùng của bạn là tăng thời gian giải đáp thắc mắc của khách hàng, hãy đặt ra những đường hướng cụ thể để thói quen mới có thể giúp bạn đạt được mục đích đó. Bạn có thể tự nhủ: "Mình sẽ trả lời 10 thắc mắc của khách hàng từ 10h30 đến buổi trưa mỗi ngày”. Với việc tạo ra những đường hướng cụ thể - hoặc thói quen từng bước một - để đạt được mục tiêu, bạn có nhiều khả năng tuân theo nó và sẽ đạt được mục tiêu cuối cùng.

3. Hãy cứ bắt đầu

Đôi khi bắt đầu lại là phần khó khăn nhất của một thói quen mới. Ngay cả khi điều đó có nghĩa là bắt đầu với một đoạn văn hoặc chỉ gửi một email vào buổi trưa thôi, thì hãy cứ bắt đầu. Với việc đặt ra những thói quen rất dễ thực hiện, bạn sẽ không có khả năng từ bỏ vì chúng không tốn nhiều thời gian của bạn và dễ thực hiện, bạn đang lập trình để bản thân đạt được nhiều thứ hơn. Nhiều khả năng là bạn sẽ không dừng lại ở một email - khi quả bóng đã lăn, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình làm được nhiều thế nào. Với việc đặt ra những phần việc nhỏ, bạn đã đưa mình ra khỏi trạng thái “mình có quá nhiều việc phải làm và không thể xoay sở được” sang “mình có thể đạt được phần nhỏ của bức tranh lớn này nếu mình làm nhiều hơn”.

4. Thay đổi môi trường

Nếu bạn muốn khỏe mạnh hơn, đơn giản hãy lấp đầy tủ lạnh và phòng bếp với những thực phẩm lành mạnh. Với môi trường làm việc của bạn cũng vậy. Để tạo ra những thói quen tốt hơn tại nơi làm việc, bạn phải đặt ra bối cảnh. Trước khi rời đi mỗi tối, hãy sắp xếp lại bàn làm việc của bạn. Hãy tạo ra những công việc có hạng mục bắt mắt nhất ở top đầu hoặc tạo ra danh sách những thứ ưu tiên thực hiện ngay khi bạn tới vào sáng hôm sau. Hãy tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và không khiến bạn bị sao lãng khỏi các mục tiêu.

5. Đừng làm khó bản thân

Khi có ngày vì một lý do nào đó bạn không thể thực hiện được một trong những thói quen hàng ngày, đừng coi đó là dấu hiệu cho thấy bạn vĩnh viễn không thể đạt được mục tiêu ban đầu của mình. Thay vào đó, hãy tập trung vào tất cả các ngày mà bạn đã thành công và nhận ra rằng đây chỉ là cú vấp nhỏ và bạn sẽ có cơ hội khác trong ngày hoặc ngày hôm sau. Hãy nhắc bản thân về mục tiêu cuối cùng, hình dung ra thành công của bạn, và sau đó lên kế hoạch khi nào, cách nào hoặc cái gì có thể đưa bạn trở lại với thói quen càng sớm càng tốt. Theo các nhà nghiên cứu, phải mất trên dưới 60 ngày thì bạn mới có thể tạo ra một thói quen mới - nhất là những thói quen khó.

6. Hãy đánh giá lại

Hãy đảm bảo những thói quen mà bạn đang nỗ lực hình thành sẽ thể hiện ở kết quả mà bạn đang dự liệu. Ví dụ nếu mục tiêu sau cùng của bạn là thêm 10 khách hàng mới trong 6 tuần, hãy đảm bảo kế hoạch sẽ đưa bạn đi đúng hướng. Việc đảm bảo dành một giờ trên các mạng xã hội để quảng cáo các dịch vụ sẽ giúp bạn tiếp cận các khách hàng mà bạn đang hy vọng tiếp cận được. Việc điều chỉnh các thói quen cho phù hợp với các mục tiêu sau cùng có thể cần được tiếp tục đánh giá lại. Nếu bạn đang thực sự gặp khó khăn với việc hoàn thành thói quen mới, hãy chia nhỏ nó ra để dễ thực hiện hơn.

 

(Dịch từ Inc)
 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]