Những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh trĩ

Thói quen sinh hoạt và việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể khiến bệnh trĩ được thuyên giảm.

15.6037

Theo Vnexpress, bệnh trĩ là một bệnh phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị khi bệnh đã rất đau đớn và phức tạp. Do bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường e ngại, xấu hổ bất kể là phụ nữ hay nam giới.

Trĩ được tạo thành do căng dãn quá mức một hay nhiều tĩnh mạch trĩ thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên và dưới ở hậu môn. Có hai loại trĩ gồm trĩ nội và trĩ ngoại.

Những nhóm thực phẩm dành cho người mắc bệnh trĩ

Tin tổng hợp Báo điện tử Sức khỏe cộng đồng cho biết, thói quen sinh hoạt và việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể khiến bệnh trĩ được thuyên giảm. Dưới đây là những nhóm thực phẩm cho người bệnh trĩ.

Những thực phẩm có nhiều chất xơ

Hầu hết các loại rau xanh đều chứa nhiều chất xơ như rau, củ, quả, đậu phụ, ngũ cốc. Do có nhiều chất xơ nên hầu như các loại nước rau quả đều có tác dụng lợi đại tiện.

- Các loại hoa quả như : bưởi, cam, quýt , trong đó có chứa rất nhiều chất xơ giúp tăng cường việc trao đổi chất của cơ thể, thanh nhiệt và cũng cung cấp rất nhiều chất xơ.

- Các loại rau chứa nhiều chất sắt nên ăn như : rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng...vì bệnh trĩ thường gây mất máu mãn tính nên người bị bệnh dễ bị thiếu máu.

- Khoai lang : rất tốt cho người bị bệnh trĩ. Trong đông y , khoai lang có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can , lợi mật, sáng mắt. Khoai có nhiều loại, khi ăn nên chọn vỏ đỏ ruột vàng, để chữa táo thì chọn khoai vỏ trắng ruột trắng.

Ngoài ra, bệnh nhân nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ bở ra nên dễ dàng khi di chuyển.

Thực phẩm nhuận tràng

Một số loại rau có tính nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.

Các thực phẩm nhuận tràng giúp tiêu hóa dễ dàng có tác dụng kích thích sự co bóp của dạ dày ruột và tăng cường tiết dịch tiêu hóa, tăng cường tiết mật, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa hấu.

- Măng: có nhiểu vitamin, tác dụng nhuận tràng.

- Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.

- Magie là một chất có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Một số thức ăn giàu magie: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt…

Uống nhiều nước

Người bị bệnh trĩ nên uống  từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau…

Bệnh nhân có thể uống nước lạnh vào mỗi sáng để kích thích đi tiêu.

Nước trái cây đặc biệt là nước của các loại quả mọng, có màu đậm sẽ giúp ích cho người bị bệnh trĩ. Anh đào, dâu đen và dâu xanh chứa các chất anthocyanin và proanthocyanidin vốn có thể làm giảm đau sưng do bệnh trĩ gây ra bằng cách củng cố các tĩnh mạch trĩ. Uống ít nhất 1 ly nước trái cây hỗn hợp nói trên mỗi ngày

Thức ăn giàu chất sắt

Do bệnh trĩ gây mất máu mạn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), …

Quả óc chó: có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ thòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.

Các loại dầu

Trong mỗi bữa ăn, nên dùng dầu ô liu, dầu lanh và giấm táo trong món rau trộn. Trong món súp hay bất kỳ món ăn nào thích hợp, hãy dùng dầu ô liu và dầu lanh. Vào cuối mỗi bữa ăn nên uống bổ sung dầu cá, đây là một trong những loại dầu quan trọng nhất cần dùng thường xuyên.

Người bệnh trĩ không nên ăn gì

- Gia vị cay nóng như ớt và hạt tiêu

- Gừng tươi: đây là loại gia vị thường xuyên được sử dụng tuy nhiên gừng có tính nóng vì vậy người bị trĩ không nên ăn.

- Mù tạt: còn được gọi là Brassica juncea, có tính cay, ấm

- Rượu: Dù là người mắc bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại thì đều không nên sử dụng những loại đồ uống có cồn đặc biệt là những loại rượu mạnh.

- Thịt gà lôi: theo kinh nghiệm dân gian thì loại thịt này có rất nhiều chất béo vì vậy không nên ăn.

Thuốc tham khảo: Safinar

- Làm co búi trĩ, giảm đau rát, đi ngoài ra máu
- Điều trị trĩ nội, trĩ ngoại, mát đại tràng và ngăn ngừa tái phát.

Thùy Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]