Theo PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi một người đã
mắc bệnh Gout thì rất khó chữa trị khỏi hẳn mà nên xác định là “sống chung với bệnh Gout”.
Bệnh thường gây đau và viêm tấy ở
khớp xương, đặc biệt là khớp ngón cái, khớp gối và đau nhiều nhất về ban đêm. Đau kèm theo rát bỏng rất khó chịu.
Nguyên nhân của bệnh Gout là do rối loạn chuyển hóa chất purin làm tăng lượng acid uric trong máu. Lý do
đau khớp là khi acid uric vượt quá 8 mg/dl trong máu mà khả năng bài xuất theo nước tiểu lại giảm và tinh thể urát lắng đọng lại trong khớp xương.
Người bình thường thì lượng acid uric sản xuất ra và thải trừ luôn cân bằng. Khi các loại
thực phẩm có chứa nhân purin đưa vào
cơ thể được phân hủy thành acid uric thì lượng acid uric trong máu sẽ tăng cao.
Acid uric là loại trung tính mà cơ thể con người không cần thiết, sẽ bị thận lọc ra khỏi dòng máu, bài tiết ra ngoài cơ thể. Khi lượng purin quá nhiều thì lượng acid uric được tạo ra cũng tăng theo nên cơ thể không thể
đào thải ra hết được.
Thực phẩm có nhiều chất purin là phủ tạng động vật (như óc, thận, gan, tim); thịt đỏ (các loại thịt: chó, bò, trâu, cừu, ngan, vịt, ngỗng) và hải sản (tôm, mực.). Trừ các loại rau xanh nhiều prurin lại không làm gia tăng bệnh Gout.
Ăn thịt chứa nhiều mỡ, sữa có nhiều chất béo, bia, thực phẩm sấy khô (cá khô, mực khô, thịt hun khói) và các chất ngọt nhân tạo có nguy cơ cao mắc bệnh Gout.
Do vậy, người bị Gout nên tránh sử dụng các thực phẩm trên và thường xuyên sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như
ngũ cốc (gạo, ngô,
bánh mì), các loại hạt, bơ, dầu, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat tươi, rau, quả. Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè nhưng cần uống nước lọc đủ lượng hằng ngày.
Khi đang bị
cơn đau Gout cấp thì tạm thời chỉ ăn: cơm, bánh mì, bột ngũ cốc, trái cây, rau các loại và không nên sử dụng chất đạm (nước mắm). Khi hết cơn đau, có thể ăn một số ít thức ăn có hàm lượng purin vừa như các loại họ đậu, rau dền, thịt gà, cá.
AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe & Đời sống