Nhuyễn xương - bệnh trốn nắng

GiadinhNet - Nếu một ngày, chỉ vì va chạm nhẹ khi đi cầu thang ở siêu thị mà bạn cũng bị gãy chân, thì nghĩa là bạn có nguy cơ nhuyễn xương rất cao

0

Chúng ta đã nghe nói nhiều về loãng xương. Nhưng có một trạng thái khác của xương mà chúng ta chưa thực sự quan tâm đúng mức. Đó là nhuyễn xương, một bệnh lý thường do thiếu vitamin D. Vitamin D có trong thực phẩm rất ít. Hầu hết chúng do chính cơ thể của chúng ta sản xuất khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Nhuyễn xương khác loãng xương!

Xương khỏe mạnh được tạo thành bới những protein và khoáng chất (đặc biệt là canxi). Sức mạnh của xương phụ thuộc vào lượng chất khoáng nằm trong lớp vỏ xương. Thông qua qua trình khoáng hóa, vitamin D có vai trò điều chỉnh quá trình hấp thu các chất khoáng như canxi, phốt pho và đưa chúng đến vỏ xương. Chứng nhuyễn xương không giống như bệnh loãng xương. Trong bệnh loãng xương, độ dày đặc của xương bị giảm đi, khối lượng xương ít hơn, nhưng hàm lượng khoáng chất trong xương là bình thường.
 
 
Triệu chứng mơ hồ
 
Bổ sung
 
Chúng ta có thể làm giảm nguy cơ bị nhuyễn xương bằng cách uống 10-20 microgram (400 - 800 UI) vitaminD mỗi ngày. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy hỏi bác sỹ để được tư vấn thêm. Cần thận trọng khi dùng vitamin D bổ sung nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu, huyết áp cao hoặc có tiền sử sỏi thận hoặc suy thận.
Các triệu chứng của loãng xương có thể là khá mơ hồ như mệt mỏi, không khỏe. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý đến các dấu hiệu như:

- Đau xương: đây là một triệu chứng thường gặp. Đau cương lan tỏa và đau khi bị ấn, gõ. Đau ở hang, khung chậu, lồng ngực, vùng xương bả vai, cột sống, xương sườn hoặc xương ống chân…Lúc đầu đau âm ỉ, dần trở nên dai dẳng và thường xuyên.

Ở giai đoạn muộn, xương bị biến dạng và bị gãy – ngay cả với một chấn thương rất đơn giản.

- Yếu cơ, đặc biệt là các cơ đùi trước và cơ mông của bạn – điều này có thể làm cho bạn có dáng đi siêu vẹo, đi “lạch bạch” hoặc khó khăn khi đứng dậy từ tư thế ngồi xổm hoặc ghế thấp, người bệnh rất vất vả khi lên xuống cầu thang.

- Có những cơn co giật. Thiếu vitamin D làm canxi không được hấp thu ở ruột, dẫn đến tình trạng hạ canxi máu, gây đau nhức, cơ bắp co rút, khó thở, nhịp tim bất thường. Nếu không chữa trị, chứng này có thể ảnh hưởng đến bộ não, gây nhầm lẫn, mất trí nhớ, trầm cảm hoặc ảo giác.

Trong trường hợp nghi ngờ, bác sỹ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để đo lường mức độ canxi, vitamin D và phốt pho trong máu của bạn. Bạn cũng cần chụp X-quang xương để kiểm tra các hình ảnh nứt trong xương, đặc biệt ở các vị trí bạn nhạy đau hoặc đang đau đớn.

Nhuyễn xương, vì sao?
Chế độ ăn uống
 
Hãy lựa chọn thức ăn giàu canxi như:
- Các sản phẩm từ sữa: sữa chua, sữa và phô mai...Đây là nguồn tốt nhất của canxi.
- Đậu tương và đậu phụ.
- Các loại rau lá xanh: bông cải xanh và cải bắp...
 
Các thực phẩm bổ sung vitamin D:
- Dầu cá: cá hồi, cá thu và cá ngừ tươi, cá trích là những nguồn thực phẩm tốt nhất của vitamin D.
- Trứng, bột ngũ cốc được tăng cường với vitamin D.
Có một số nguyên nhân gây ra nhuyễn xương, trong đó thiếu vitamin D là nguyên nhân thường gặp nhất. Vitamin D có trong thực phẩm rất ít. Hầu hết chúng do chính cơ thể chúng ta sản xuất khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, những người sau đây có nhiều nguy cơ thiếu vitamin D:

- Những dân tộc có da sậm màu (làm cho ánh sáng đi qua da ít).

- Những người mặc quần áo che kín quá mức, thường xuyên ở trong nhà, không dành nhiều thời gian bên ngoài, sử dụng quá nhiều kem chống nắng.

- Phụ nữ mang thai và cho con bú: những người này cần nhiều vitamin D hơn người bình thường.

- Người từ 65 tuổi trở lên: họ có làn da mỏng, khả năng tổng hợp vitamin D kém hơn.

- Người có chế độ ăn uống nghèo nàn (thiếu vitamin và chất dinh dưỡng) hoặc ăn chay, ăn kiêng quá mức.

Ngoài ra, thiếu vitamin D có thể do các nguyên nhân khác ít gặp hơn làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa vitamin D như: các bệnh dạ dày, ruột; bệnh gan – thận; rối loạn chuyển hóa hoặc do các thuốc như một số thuốc chống động kinh carbamazepine, phenytoin, primidone, barbiturate và một số phương pháp điều trị HIV…

Điều trị: Không được dùng vitamin D bừa bãi
 
Ánh sáng mặt trời
 
Cần nhớ rằng chế độ ăn uống đơn thuần không bao giờ đủ để cung cấp nhu cầu vitamin D hàng ngày của chúng ta. Hãy dành thời gian 2-3 lần mỗi tuần để tiếp xúc trực tiếp (chứ không phải là qua ô cửa sổ) với ánh sáng mặt trời. Mỗi lần khoảng 20-30 phút, để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào da cánh tay và da mặt.
Bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn uống bổ sung vitamin D và canxi hàng ngày. Điều trị thành đợt, tùy theo nguyên nhân và mức độ nặng của bệnh. Ở mức độ nghiêm trọng, có thể cần phải tiêm vitamin D. Sử dụng bổ sung vitamin D và canxi là đủ hiệu quả trong điều trị nhuyễn xương. Khi bắt đầu điều trị, bạn có thể bị đau xương và suy nhược cơ bắp trong vài tháng đầu.
 
Sử dụng vitamin D và canxi bao lâu là tùy thuộc vào cách sống và nơi bạn sống. Có người cần phải tiếp tục dùng vitamin D suốt đời. Điều quan trọng là bạn không nên dùng vitamin D bổ sung quá liều. Nếu không, bạn có thể bị ngộ độc vitamin D và tăng canxi máu. Nếu canxi máu quá cao, sẽ làm mất cảm giác ngon miệng và dễ nôn mửa, cảm giác mệt mỏi, yếu ớt và thường xuyên khát nước. Nếu tình trạng tăng canxi máu kéo dài sẽ gây tổn thương thận.
  
BS Trần Đình Khả
BV Nhân dân Gia Định, TPHCM
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]