Sinh mổ lần 3 được không?

Nếu bà bầu muốn sinh mổ lần 3 thì mẹ cần có sự kiểm soát thai nghén chặt chẽ, nhất là 3 tháng cuối cần đề phòng biến chứng.

15.5841

Mẹ bầu muốn sinh mổ lần 3 có được không?

Các thầy thuốc sản khoa khuyên các bà mẹ mổ đẻ lần thứ nhất thì tốt nhất sau 3-5 năm mới sinh (sanh) con tiếp theo. Vì sau 3-5 năm cơ thể người mẹ mới Bình phục tốt sau thai kỳ và nuôi con nhỏ và khoảng thời gian đó đủ để vết sẹo ở tử cung người mẹ bình phục tốt.

Các bác sĩ sản khoa thường khuyên các bà mẹ "chỉ nên sinh 2 lần".

Trước đây, sau khi mổ sinh lần 2, trên nguyên tắc bác sĩ cột luôn vòi trứng. Nhưng nay luật qui định muốn triệt sản phải hỏi người ta xem có đồng ý hay không, nên số sinh lần 3 tăng nhiều. Nguy cơ nhau tiền đạo và nhau cài răng lược sẽ tăng lên, hai bệnh lý này góp phần làm tăng tai biến sản khoa và tử vong mẹ.

Thống kê của GS.TS. Trần Thị Lợi, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Sản Trường đại học y dược TP. Hồ Chí Minh cho thấy: Sản phụ chưa lần nào mổ đẻ, tỷ lệ nhau cài răng lược là 1,9%; có tiền sử mổ đẻ 1 lần là 15,6%, đã qua mổ đẻ 2 lần là 23,5%, người mổ đẻ 3 lần là 29,4% và ở người mổ đẻ 4 lần, tỷ lệ bị nhau cài răng lược chiếm 40-50%.

Những sản phụ sinh mổ từ lần thứ hai trở đi, dễ gặp tình trạng chảy nhiều máu do khi mổ chạm phải động mạch tử cung, đờ tử cung, nhiễm trùng vết mổ phải cắt tử cung, dò ruột, dò bàng quang, niệu quản, bị dính ruột hoặc tắc ruột. Những phụ nữ mổ đẻ có tỷ lệ thai chết lưu là 4/1.000 ca. Với thai nhi: dễ bị chạm thương trong khi phẫu thuật, hít phải nước ối…

Do đó nếu như các cặp vợ chồng vẫn có ý định muốn sinh con thứ 3 thì cần xin thêm tư vấn của bác sĩ sản khoa, tùy vào cơ địa và sức khoẻ của mỗi người. Đặc biệt, trong suốt thai kỳ cần có sự kiểm soát thai nghén chặt chẽ, nhất là 3 tháng cuối cần đề phòng biến chứng.


Các nguy cơ đối với sản phụ sinh mổ

- Nhiễm trùng: nguy cơ nhiễm trùng vết mổ trên thành bụng, thậm chí ở tử cung hoặc gần bàng quang.

- Mất nhiều máu: phụ nữ sau đẻ mổ thường có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt nhiều hơn đẻ thường.

- Chấn thương: nếu có sai sót khi phẫu thuật có thể gây vết xước, vết rách ảnh hưởng đến các bộ phận khác như bàng quang, ruột.

- Phục hồi chậm: kéo dài từ vài tuần đến cả tháng sau sinh.

- Sữa về muộn.

Nên đọc

- Nguy cơ tái nhập viện cao: do nhiễm trùng tử cung, biến chứng sản khoa tại vết thương phẫu thuật, huyết khối…

- Ảnh hưởng của các loại thuốc vào cơ thể: bao gồm thuốc gây mê, kháng sinh và các loại thuốc tiêm vào cơ thể trong quá trình phẫu thuật mổ lấy thai.

- Nguy cơ cắt bỏ tử cung nếu bị chảy máu tử cung không kiểm soát được.

- Dính ruột.

- Nguy cơ tử vong cao: sản phụ đẻ mổ sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp 2-4 lần so với sản phụ đẻ thường.

Ở lần mổ đẻ thứ 3 này, sản phụ nên sinh con tại các bệnh viện tỉnh hoặc các bệnh viện chuyên sản phụ khoa.

Tham khảo 

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]