Sinh mổ lần 3 cách lần 2 bao lâu?

Sinh mổ lần 3 cách lần 2 ít nhất là 2 năm để đảm bảo an toàn tối đa cho mẹ và thai nhi.

15.6037

Vì sao các mẹ chọn sinh mổ?

Ngày nay, các bà mẹ trẻ đang có xu hướng chọn mổ đẻ để thoát khỏi ám ảnh không đau gì bằng đau đẻ. Tuy nhiên, việc mổ đẻ cũng luôn tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe người mẹ và những lần sinh sau. Đặc biệt, nếu bạn đã từng mổ đẻ lần đầu, 80% những lần sinh thứ 2, thứ 3… vẫn sẽ phải sinh mổ.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng thời gian thích hợp nhất giữa hai lần đẻ mổ là từ 2 đến 3 năm, và các mẹ bầu nên sinh con trước 35 tuổi, vì đây là khoảng thời gian tử cung thích hợp nhất để mang thai.

Các bác sĩ cho biết: thông thường, mổ đẻ sau hai năm, vết mổ sẽ lành lại và người phụ nữ có thể tiếp tục mang bầu, tuy nhiên cũng có những trường hợp hy hữu khác. Tại bệnh viện, các sản phụ thường chỉ được chấp nhận mổ đẻ khi kiểm tra có những dấu hiệu như: Thai to bất thường, vị trí thai không đúng tư thế, đường âm đạo sinh con bị dị thường, co thắt không có sức lực, người mẹ mang đa thai… Nhưng ngày càng nhiều bà mẹ trẻ không muốn trải qua cảm giác đau đớn khi sinh nên yêu cầu được mổ đẻ, dẫn đến tỷ lệ đẻ mổ ngày một tăng cao.


Mổ sinh so với sinh thường có thể dẫn tới những nguy cơ như: Kéo dài thời gian nằm viện sau sinh, thời gian phục hồi lâu, nguy cơ  nhiễm trùng tăng, mất máu và xuất huyết, tăng các biến chứng mang thai lần sau, có nguy cơ chấn thương các cơ quan khác, thậm chí có nguy cơ phải cắt bỏ tử cung.

Nếu chọn mổ đẻ lần đầu, các mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai lần 2 cần kịp thời siêu âm để chẩn đoán sức khỏe thai nhi cũng như kiểm tra vết môt cũ có đảm bảo an toàn hay không. Hy hữu, vết mổ cũ có thể bị rách khi thai nhi lớn dần lên.

Sinh mổ lần 3 cách lần 2 bao lâu?

Theo quan niệm truyền thống, phụ nữ không nên sinh mổ quá 3 lần và nên đợi ít nhất là 1 năm sau sinh mổ hãy có thai trở lại. Tuy nhiên, rất nhiều bác sĩ sản khoa không đồng tình với quan niệm này.

Sinh mổ là một cuộc đại phẫu với thao tác rạch một đường nhỏ (phía bụng dưới và tử cung của người mẹ) để lấy em bé ra được dễ dàng. Quá trình lành vết rạch phụ thuộc vào sức khỏe của người phụ nữ và thường chỉ 3 tháng sau sinh là lành hoàn toàn.


Trong thực tế, kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, vết sẹo sinh mổ ở trên tử cung sẽ tiếp tục được củng cố, ngày càng dày lên và có thể gây ra một số vấn đề sau này. Vết sẹo này liên quan mật thiết với việc sinh lần tới, bạn có thể sinh thường hay buộc phải sinh mổ. Bởi có nhiều bằng chứng cho thấy vết sẹo này có thể bị bục trong quá trình chuyển dạ tự nhiên.

Nên đọc

Trong một nghiên cứu với 170 phụ nữ tham gia, nguy cơ bục vết sẹo sẽ cao hơn khi khoảng thời gian giữa 2 lần sinh ít hơn 6 tháng. Trong một nghiên cứu lớn hơn, với gần 2.500 phụ nữ tham gia cho thấy, những phụ nữ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ trước dưới 18 tháng, thì nguy cơ bục vết sẹo tử cung cao gấp 3 lần so với những phụ nữ mang thai lần 2 ở khoảng cách dài hơn.

Nghiên cứu thứ 3 cho thấy: nguy cơ bục vết sẹo tử cung sẽ tăng cao ở những phụ nữ sinh chỉ định bằng phương pháp mổ đẻ, đặc biệt là khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ và khoảng cách giữa lần sinh trước với lần mang thai này là ít hơn 2 năm.

Ngoài ra, những vấn đề với nhau thai cũng có thể tăng lên ở lần mang thai sau nếu khoảng cách với lần sinh mổ trước ngắn. Nếu khoảng cách dưới 1 năm thì nguy cơ nhau tiền đạo và bong nhau thai là rất lớn. Kết quả này thu được từ nghiên cứu quy mô tại Mỹ với gần 200 ngàn phụ nữ tham gia.

Tỉ lệ các bà mẹ bị bục vết sẹo mổ đẻ là rất nhỏ và hầu hết những trường hợp “nhỡ” và giữ lại đều có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con khi được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ. Nhưng để đảm bảo an toàn tối đa, tốt nhất lần mang thai sau nên cách với lần sinh mổ trước ít nhất là 2 năm.

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]