10 cách đơn giản để bạn là bác sĩ của chính mình

(SKGĐ) Hãy tự làm bác sĩ của chính mình bằng cách kiểm tra nước tiểu thường xuyên, soi da để phát hiện nốt ruồi bất thường, đếm nhịp tim sau khi tập thể dục…

15.5869

Hãy tự kiểm tra những dầu hiệu trên cơ thể này để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.

1. Có một ngày hoàn hảo

Về cơ bản, có bốn điều bạn nên theo dõi mỗi ngày để đảm bảo rằng bạn đang sống khỏe mạnh: số lượng trái cây tươi và rau quả bạn ăn; bạn đã có những hoạt động nào (thể thao); bạn có cười ít nhất 15 phút hay không (thư giãn); và liệu bạn có ăn đủ các loại đậu, ngũ cốc và các loại thực phẩm có nhiều chất xơ khác không?.

Nếu bạn thấy mình đã làm tốt trên tất cả bốn điều này mỗi ngày, bạn đang sống khỏe mạnh. Điều này không áp dụng nếu bạn dành thời gian còn lại trong ngày để uống bia rượu, hút thuốc và ăn sôcôla.

2. Kiểm tra toàn bộ cơ thể 2-3 tháng/ lần

Bạn với người bạn đời của bạn cần tiến hành kiểm tra từ đầu đến chân, tìm kiếm bất kỳ một nốt ruồi mới nào xuất hiện, sự thay đổi của nốt ruồi, đốm hoặc phát ban đáng nghi ngờ.

Hãy chắc chắn để kiểm tra phần kẽ chân và ngón tay của bạn, mặt dưới của cánh tay của bạn. Nếu bạn tìm thấy bất cứ điều gì bất thường, hãy đi khám bác sĩ.

Làm bài kiểm tra ABCD khi kiểm tra các nốt ruồi, tìm ra những dấu hiệu nguy hiểm có thể có:

Không đối xứng: Hai nửa của nốt ruồi không khớp.

Đường viền bất thường: Các đường viền của nốt ruồi lởm chởm.

Màu sắc không đồng đều với nhiều màu khác nhau: màu đen, nâu hoặc màu hồng. Đường kính hơn 6mm.

3. Kiểm soát cơn buồn ngủ của bạn

Có ba cách tốt để biết bạn có ngủ đủ giấc hay không. Đầu tiên, bạn có đặt báo thức để thức dậy vào buổi sáng không? Thứ hai, bạn có buồn ngủ vào buổi chiều, đến mức mà nó ảnh hưởng đến những gì bạn đang làm hay không?

Thứ ba, bạn ngủ thiếp đi ngay sau khi ăn bữa ăn tối không? Nếu câu trả lời cho bất kỳ điều này trong số này là có, bạn cần ngủ nhiều hơn. Và nếu bạn đang ngủ đủ giấc (khoảng 8 giờ) và vẫn còn cảm thấy thiếu ngủ, hãy đi kiểm tra sức khỏe.

4. Đo chiều cao của bạn mỗi năm sau khi bạn 50 tuổi

Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ, là một cách để đánh giá cấu trúc và sức khỏe xương. Nếu chiều cao bị giảm, có nghĩ là bạn đang bị giảm mật độ xương nghiêm trọng, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ và bổ sung canxi đầy đủ.

5. Theo dõi các màu sắc của nước tiểu

Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng đó là một chỉ số sức khỏe hữu ích. Nước tiểu của bạn nên có màu vàng nhạt, vàng rơm; nếu chúng có màu sẫm hoặc nặng mùi, bạn có thể đã không được uống đủ nước. Nếu nó vẫn tối màu ngay cả sau khi bạn tăng cường bổ sung nước, đó có thể là dấu hiệu báo bệnh.

6. Đếm nhịp tim sau khi tập thể dục

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy phụ nữ với sự phục hồi nhịp tim chậm (HRR) sau khi tập thể dục có nguy cơ bị đau tim cao gấp 2 lần trong vòng 10 năm so với những người có tốc độ phục hồi bình thường.

Hãy thử cách kiểm tra đơn giản này để biết chỉ số HRR của bạn: thời ví dụ, bạn dành 20 phút đi bộ hoặc chạy bộ, đếm nhịp tim của bạn trong 15 giây ngay sau đó, sau đó nhân kết quả với 4 để có được nhịp tim của bạn.

Hãy ngồi xuống và chờ đợi hai phút, sau đó kiểm tra lại. Bạn lấy kết quả lần đầu trừ đi kết quả lần 2. Nếu đó là dưới 55, HRR của bạn cao hơn bình thường và bạn nên đến gặp bác sĩ.

7. Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm tra bàn chân mỗi ngày

Bệnh nhân tiểu đường dễ bị tổn thương bàn chân, vì vậy nên kiểm tra bàn chân của họ một cách cẩn thận để phát hiệnbất kỳ vết rộp, nấm, bong tróc da, các vết cắt hoặc vết bầm tím.

Bởi những người bệnh tiểu đường thường có một số tổn thương thần kinh ở các chi, việc tự khám hàng ngày cung cấp những đầu mối quan trọng giúp họ kiểm soát đường huyết.

8. Đánh giá nguy cơ đau tim và đột quỵ

Nếu bạn trên 40 tuổi và không phải điều trị bệnh tim hoặc huyết áp cao, hãy có những cuộc kiểm tra để đánh giá nguy bị cơn đau tim và đột quỵ trong tương lai, điều này càng cần thiết hơn khi gia đình bạn có tiền sử bị đau tim hoặc đột quỵ.

Cholesterol trong máu chỉ là một trong nhiều yếu tố cần phải được đo và đánh giá, cùng với tình trạng hút thuốc, mức độ glucose trong máu, điện tâm đồ (ECG) và cuối cùng là huyết áp.

9. Kiểm tra lược chải tóc của bạn

Nếu bạn thấy tóc rụng nhiều, hãy đi kiểm tra mức độ ferritin (thiếu máu sắt), nó sẽ chỉ ra cho bạn biết cơ thể đang lưu trữ bao nhiêu. Một số nghiên cứu cho thấy nồng độ ferritin thấp có thể liên quan đến việc rụng tóc không rõ nguyên nhân. Bệnh tuyến giáp là một nguyên nhân khá phổ biến.

10. Kiểm tra huyết áp 6 tháng/lần

Bạn có thể tự làm điều này tại nhà với một chiếc máy đo huyết áp mini. Từ kết quả đo được, bạn có thể biết được những thông tin hữu ích liên quan tới bệnh tim và đột quỵ.

Nếu huyết áp tối đa (tâm thu) là 140mmHg (130 nếu bạn có bệnh tiểu đường) và huyết áp tối thiểu (tâm trương) là 90mmHg (80 với bệnh nhân tiểu đường), bạn hãy chờ một ngày sau đó kiểm tra lại lần nữa. Nếu nó vẫn còn cao, bạn cần đi khám ngay lập tức.

Song Nữ

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]