3 cách đơn giản để xây dựng những thói quen tốt

Xây dựng những thói quen tốt có thể khó khăn, đặc biệt nếu bạn muốn duy trì chúng lâu dài. Dưới đây là 3 chiến lược đơn giản bạn có thể áp dụng để xây dựng những thói quen tốt và phá vỡ những thói quen xấu, giúp bạn đạt tiến bộ với hầu hết các mục tiêu về sức khỏe, công việc và cuộc sống.

15.5005
 
 
 
1. Bắt đầu với một thói quen dễ dàng khiến bạn không thể nói không 
 
Phần quan trọng nhất trong việc xây dựng một thói quen mới là duy trì sự nhất quán. Không quan trọng bạn thực hiện công việc tốt đến đâu trong một ngày cụ thể nào đó. Những nỗ lực được duy trì liên tục chính là thứ tạo ra sự khác biệt thực sự.
 
Vì lý do đó, khi bạn bắt đầu một thói quen mới thì thói quen đó phải dễ đến nỗi bạn không thể nói không với nó. 
 
Bạn muốn tạo thói quen tập thể dục? Mục tiêu của bạn là tập thể dục 1 phút một ngày.
 
Bạn muốn bắt đầu thói quen viết lách? Mục tiêu của bạn là viết 3 câu trong ngày hôm nay.
 
Bạn muốn tạo thói quen ăn uống lành mạnh? Mục tiêu của bạn là ăn một bữa ăn lành mạnh trong tuần này. 
 
Không có vấn đề gì nếu bạn khởi đầu nhỏ vì có nhiều thời gian để nâng cao mức độ sau này. Bạn không cần phải tham gia một phòng tập gym cao cấp, viết một cuốn sách hoặc thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống của bạn ngay từ đầu.
 
Thật dễ khi so sánh bản thân bạn với những việc người khác đang làm hoặc cảm thấy cấp bách phải tối đa hóa việc thực hiện của bạn và làm nhiều hơn. Đừng để những cảm xúc đó phá hỏng quá trình của bạn. Hãy tự chứng minh cho bản thân thấy rằng bạn có thể cam kết thực hiện việc nhỏ đó trong 30 ngày. Sau đó, khi bạn đã vào guồng và vẫn duy trì liên tục, bạn mới cần lo tới việc tăng dần độ khó.
 
Ngay từ đầu, hiệu suất là điều không phù hợp. Làm điều gì đó thật ấn tượng một hoặc hai lần sẽ không là gì nếu bạn không thể duy trì nó về lâu dài. Hãu khiến thói quen mới của bạn trở nên dễ dàng đến nỗi bạn không thể nói không được.
 
2. Dành thời gian để hiểu chính xác những điều đang cản trở bạn
 
Gần đây tôi có nói chuyện với một độc giả tên là Jane. Cô ấy muốn duy trì việc tập thể dục, nhưng lại luôn có suy nghĩ rằng cô ấy là “tuýp người không thích tập luyện”. 
 
Jane đã quyết định phá vỡ thói quen đó và nhận ra rằng thực sự việc luyện tập đó không làm phiền tới cô. Thật ra, cô ấy không thích sự phiền toái của việc chuẩn bị sẵn sàng cho việc tập gym, phải mất tới 20 phút trước khi luyện tập thực sự. Cô ấy cũng không thích ra chỗ công cộng và tập giữa nhiều người. Đó là những rào cản thực sự cản trở thói quen luyện tập của cô. 
 
Khi nhận ra điều này, Jane đã nghĩ về cách khiến việc luyện tập trở nên dễ dàng hơn. Cô mua một băng video và bắt đầu tập luyện tại nhà 2 tối/tuần. Cô ấy là một giáo viên và trường học của cô cũng tổ chức một lớp tập cho khoa sau giờ học. Cô đã tham dự lớp tập đó vì điều đó có nghĩa là cô không phải lái xe đi đâu đó hay mất quá nhiều thời gian chuẩn bị cho việc tập luyện.
 
Tới nay Jane đã duy trì việc tập luyện được nhiều tháng.  Cô cho biết: “Bạn có thể không sửa được những việc bạn không thích, nhưng tìm cách khắc phục 1 hoặc 2 rào cản sẽ giúp bạn có động lực cần thiết để vượt qua thử thách và cam kết với mục tiêu”. 
 
Những người duy trì được những thói quen tốt hiểu chính xác những gì cản trở họ.
 
Thay vì tạo ra những thói quen hoành tráng, hãy chia chúng ra thành những phần nhỏ và nghĩ về những khía cạnh có thể cản trở bạn duy trì thói quen đó.
 
Khi bạn đã biết những phần cụ thể cản trở bạn trong quá trình thực hiện, bạn có thể bắt đầu xây dựng giải pháp để giải quyết vấn đề đó.
 
3. Xây dựng kế hoạch cho lúc bạn thất bại 
 
Dan John, một huấn luyện viên thể lực nổi tiếng thường nói với các vận động viên của ông rằng: “Các bạn chưa đủ tốt để thất vọng”. Điều này cũng đúng khi bạn xây dựng một thói quen mới. Bạn đang kỳ vọng điều gì? Để thành công mà không thất bại ngay từ đầu? Để làm hoàn hảo ngay cả khi mọi người đã thực hiện nó trong nhiều năm và thường xuyên thất bại?
 
Bạn phải học cách không đánh giá bản thân hoặc cảm thấy tội lỗi khi phạm sai lầm, và tập trung xây dựng một kế hoạch để trở về đúng hướng càng nhanh càng tốt.
 
Dưới đây là 3 chiến lược có thể giúp bạn:
 
Đặt ra các lịch trình hơn là các thời hạn chót
 
Quên việc thực hiện đi và tập trung xây dựng một tính cách mới  
 
Hãy coi đây là câu khẩu hiệu mới của bạn: “Không bao giờ để lỡ hai lần”. 
 
Tôi đã thấy suy nghĩ “không bao giờ để lỡ hai lần” đặc biệt hữu ích. Có thể tôi sẽ để lỡ một buổi luyện tập, nhưng tôi sẽ không để lỡ hai lần trong một khóa. Có thể tôi ăn cả cái bánh pizza, nhưng sau đó tôi sẽ ăn một bữa ăn lành mạnh. Có thể tôi sẽ quên tập thiền hôm nay, nhưng sáng mai tôi sẽ tích cực tập.
 
Để lỡ mất các thói quen không khiến bạn thất bại. Nó chỉ khiến bạn bình thường. Điều tạo nên khác biệt giữa người có thành tích top đầu với những người khác là họ nhanh chóng về lại đúng hướng.
 
Hãy đảm bảo bạn có kế hoạch khi thất bại.
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]