5 chú ý khi điều trị viêm khoang chậu

15.6079

Viêm khoang chậu thường xảy ra sau khi làm “chuyện ấy”, trước hoặc sau khi có nguyệt san

Viêm khoang chậu có thể lây lan làm viêm các cơ quan lân cận. Vậy chúng mình phải làm gì để phòng ngừa viêm khoang chậu?

1. Chú ý vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân để ngăn chặn các con đường lây nhiễm, giữ cho “cô bé” luôn sạch sẽ. Mỗi buổi tối dùng nước sạch rửa bên ngoài “cô bé”, không dùng tay thụt sâu vào trong “cô bé”, không dùng xà bông và nước nóng để rửa bên ngoài bộ phận sinh dục.

Khi bị viêm khoang chậu lượng khí hư ra nhiều, chất dính đặc, nên bạn phải thường xuyên thay quần chíp, không mặc quần chíp quá chật, và chất liệu sợi tổng hợp.

2. Khi mẫn cảm nên tránh làm “chuyện ấy”

Thời kỳ nguyệt san, sau khi nạo thai, phẫu thuật phụ khoa, chảy máu âm đạo nhất định không nên làm “chuyện ấy”, đi bơi, tắm bồn… nên thường xuyên thay băng vệ sinh. Vì sức đề kháng của các cơ quan đang yếu, mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể dẫn đến viêm nhiễm.

3. Bị sốt, ra mồ hôi nhiều chú ý giữ ấm

Tốt nhất bạn nên giữ cho cơ thể khô thoáng, sau khi ra mồ hôi phải thay “quần chíp”, tránh gió điều hòa hoặc gió bên ngoài thổi trực tiếp vào người.

4. Quan sát màu sắc, mùi vị khí hư khi thấy dấu hiệu bất thường

Khí hư ra nhiều, màu vàng, đặc, có mùi khó chịu, cho thấy tình trạng bệnh khá nghiêm trọng. Nếu như khí hư chuyển từ màu vàng sang màu trắng (hoặc màu vàng nhạt), lượng khí hư chuyển từ nhiều sang ít, mùi vị bình thường có thể nói bệnh đang chuyển biến theo chiều hướng tốt.

5. Sử dụng thuốc hợp lý

Khi bị bệnh người có cảm giác khó chịu, người bệnh tự dùng thuốc kháng sinh, sử dụng lâu dài dễ xuất hiện rối loạn hệ thực vật trong âm đạo, dẫn đến gia tăng việc tiết dịch âm đạo. Còn nếu khi hư như bã đậu màu trắng, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra đề phòng viêm âm đạo do nấm.

BACSI.com (Theo Ione)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]