5 loại thực phẩm gây ung thư hàng đầu cần tránh

Hãy cùng xem các loại thực phẩm có thể thúc đẩy ung thư, để bạn biết được cái gì nên và không nên ăn (hay ít nhất là hạn chế ăn chúng).

0

Thực phẩm chế biến sẵn

Có rất nhiều hợp chất khác nhau chứa trong các thực phẩm chế biến sẵn, như chất tạo màu, hương liệu, muối, đường hay chất tạo ngọt nhân tạo. Những phụ gia này đã được các chuyên gia nghiên cứu kỹ lưỡng để tìm ra chất nào thực sự gây hại.

Ví dụ như các loại thực phẩm hun khói, ngâm/muối, nhiều muối, có thể tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Điều này có thể lý giải tại sao tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao ở Nhật Bản, nơi mà loại thực phẩm muối, ngâm rất phổ biến.

Một nghiên cứu dịch tễ học được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ cũng chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều muối làm tăng 10% nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Ngoài ra, màu thực phẩm nhân tạo cũng mang lại nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Nghiên cứu về chất tạo màu nhân tạo và ung thư trên chuột cho thấy, loại chất này đủ độc hại để gây ra bệnh ung thư cho con người.

Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn hay thức ăn bị cháy

Nghiên cứu chỉ ra rằng, ung thư ruột và dạ dày thường gặp ở những người ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn. Thịt đỏ bao gồm tất cả các loại thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt bê tươi, xay, đông lạnh. Các loại thịt chế biến sẵn cũng mang lại nguy cơ mắc ung thư.

Khi bạn ăn các loại thịt chế biến sẵn, bạn đã gần như chắc chắn tiêu thụ natri nitrit hoặc muối natri (natri nitrat), những chất được thêm vào nhằm giữ màu sắc và tuổi thọ thịt lâu dài. Thật không may, các hợp chất này có thể chuyển hóa thành nitrosamine, chất gây ung thư ở chuột trong phòng thí nghiệp (mặc dù có mối liên hệ không rõ ràng với người).

Các loại xúc xích, thịt hun khói cũng tương tự như vậy, và còn có thể được bảo quản bằng các phương pháp hun khói hay ướp muối, làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư.

Ngoài ra, thức ăn cháy cũng tạo ra các hóa chất có thể gây hại tới các tế bào, gây nhiều khả năng ung thư. Dó đó, cách bạn chế biến thịt cũng có thể tạo ra các nguy cơ lớn gây ung thư.

Đường

Có rất nhiều trang web nói về vấn đề đường “thúc đẩy” ung thư. Họ cho rằng, ăn các loại thực phẩm chứa đường khiến ung thư phát triển nhanh hơn. Bởi vậy, nhiều bệnh nhân ung thư tránh ăn bất cứ thực phẩm nào chứa đường, và loại bỏ các loại thực phẩm cơ lợi như trái cây, chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.

Tuy nhiên không có bất cứ kết luận nghiên cứu nào trên người chúng minh rằng đường khiến các tế bào ung thư phát triển. Tránh các loại thực phẩm với đường chế biến là một ý kiến tốt, nhưng loại bỏ các loại thực phẩm chứa đường tự nhiên sẽ không ngăn cản tế bào ung thư phân cai. Tất cả các tế bào, bao gồm cả tế bào ung thư, đều tiếp nhận năng lượng từ lượng đường trong máu. Nhưng (glucose). Nhưng việc thêm bớt đường ở các tế bào ung thư không ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của chúng.

Mối liên hệ giữa đường và ung thư, theo Hiệp hội ung thư Canada, ăn nhiều thực phẩm chứa đường khiến bạn tăng cân. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng cân, hay béo phì, làm tăng nguy cơ ung thư. Điều này là do béo phì có thể gây ra những thay đổi trong nồng độ hormone hoặc insulin, điều này có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư vú, ruột kết hay tử cung.

Do đó, hạn chế lượng đường trong chế độ ăn là rất quan trọng. Chế độ ăn nhiều đường và tinh bột tinh chế có thể khiến tăng cân và béo phì, những nguyên nhân trực tiếp làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Đường có thể có trong không chỉ các loại thực phẩm như bánh quy, bánh ngọt, nước ngọt,... mà còn có cả trong nước sốt mì ống, salad và rau quả đóng hộp. Bởi vậy khi đọc thành phần thực phẩm, hãy nhìn vào danh sách thành phần đường trước tiên, và hãy cảnh giác với các tên gọi khác của đường như: fluctose, lactose, sucrose, maltose, glucose, dextrose.

Đường tự nhiên như mật ong, xi rô trái cây,... có chứa các chất chống oxy hóa có lợi, nhưng chúng cũng nên được sử dụng ở mức độ vừa phải.

Thực phẩm chiên

Khoai tây chiên hay các loại thức ăn nhẹ khác có thể chứa hàm lượng acrylamide cao, một hợp chất gây ung thư được hình thành khi thực phẩm được đun nóng ở nhiệt độ cao, như quá trình nướng hay chiên. Acrylamide có thể được tìm thấy trong bất cứ loại thực phẩm nào được đun nóng ở nhiệt độ trên 250° F, nhưng khoai tây chiên được cho là có chứa hàm lượng cao nhất trong số các loại thực phẩm được kiểm nghiệm.

Phương pháp chế biến như chiên, nướng hay rang dễ sản sinh ra acrylamide, trong khi luộc, lò vi sóng, hấp có khả năng thấp hơn. Nấu trong thời gian dài và nấu ở nhiệt độ cao có thể tăng lượng acrylamide trong thức ăn.

Cần lưu ý rằng, việc tiêu thụ acrylamide trong thời gian dài đã gây ra khối u trong các thí nghiệm trên động vật, không khi phần lớn các nghiên cứu trên con người vẫn chưa tìm ra bất cứ mỗi liên hệ nào giữa acrylamide và các loại ung thư. Tuy nhiên, từ các thí nghiệm trên động vật, nhiều người tin rằng nó cũng có khả năng gây ung thư ở người. Các tổ chức về sức khỏe khuyên rằng, cách tốt nhất là ăn uống lành mạnh, hạn chế các loại thực phẩm chiên và béo.

Một hợp chất khác được tìm thấy trong loại thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ ung thư là chất béo chuyển hóa, hay axit béo chuyển hóa. Chúng được hình thành khi chuyển hóa dầu lỏng thành các chất béo rắn thông qua quá trình được gọi là hydro hóa.

Thêm vào đó, chất béo chuyển hóa có thể xuất hiện ở nhiều loại thực phẩm bao gồm bơ thực vật, bánh quy, ngũ cốc, đồ nướng, kẹo, bánh ngọt, đồ ăn nhẹ, salad đóng hộp, đồ chiên, đồ béo và nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn khác. Chất béo chuyển hóa không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường loại 2, mà còn là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, đứng số 1 trong các bệnh ung thư ác tính thường gặp ở nam giới Hoa Kỳ.

Viêm mãn tính đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt, và sự kết hợp giữa chất béo chuyển hóa với viêm mãn tính có thể lý giải mối liên hệ giữa ung thư tuyến tiền liệt và việc hấp thụ axit béo chuyển hóa. Tuy nhiên vẫn cần có những nghiên cứu lâm sàng và chuyên sâu hơn để khẳng định thực tế này.

Uống nhiều rượu

Có một sự thống nhất trong khoa học về mối liên hệ giữa uống rượu và một vài loại ung thư. Người thường xuyên uống nhiều rượu trong thời gian dài, có nguy cơ mắc các bệnh ung thư do rượu cao hơn.

Theo hiệp hội nghiên cứu ung thư Anh và ung thư Hoa Kỳ, rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư miệng, gan, ung thư vú, ung thư cổ họng và ung thư ruột. Bạn có thể nghe về các nghiên cứu đã chứng minh rằng, các hợp chất có trong rượu vang đỏ như resveratrol có khả năng chống lại ung thư, nhưng với một sự điều độ.

Hiệp hội ung thư Mỹ khuyến cáo những người uống rượu, nên giới hạn không quá 2 ly rượu mỗi ngày với nam, và 1 ly mỗi ngày với phụ nữ.

Minh Trang

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]