5 sai lầm của cha mẹ khiến con mãi mãi chỉ là chú lùn

Khi nhắctới 5 sai lầm này từ phía cha mẹ khiến cho con mãi mãi thấp lùn hơn bạn đồng trang lứa, hẳn nhiều bậc phụ huynh sẽ phải ngỡ ngàng.

15.6027

 1. Bỏ qua giai đoạn thai nhi của con

Theo bác sĩ Vũ Quang Hào, Viện Dinh dưỡng quốc gia, giai đoạn trong bụng mẹ là là quan trọng nhất quyết định tới chiều cao của con sau này.


Nhiều bà mẹ thường không mấy quan tâm tới cân nặng của mình trong thời kỳ mang thai vì nghĩ rằng cân nặng có hơn kém chút ít cũng không sao, có thể cân nặng đó cao thấp là do mẹ chứ không liên quan gì tới con.

Tuy nhiên, một lời khuyên được ra, trong 9 tháng mang thai, dù trông mẹ có đầy đặn hay gầy gò tới đâu thì cũng nên và cố gắng tăng khoảng 10-12 kg. Bởi cân nặng của mẹ hoàn toàn quyết định tới việc thai nhi có phát triển được toàn diện hay không.

Với số cân nặng tăng như thế cho thấy bé sơ sinh có khả năng đạt được chiều cao 50 cm và cân nặng khoảng 3 kg lúc chào đời.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, nếu khi sinh ra bé chỉ đạt chiều cao 49 cm (thiếu 1 cm) thì khi trưởng thành có thể thấp đi 3-5 cm chiều cao. Còn khi đứa bé được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, sức khỏe, khi sinh ra không bị bệnh tật, hoặc sinh non, chiều cao của bé sẽ đạt chuẩn.

2. Cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ/ bắt con dậy bú đêm


Một số bà mẹ có suy nghĩ cho trẻ ăn thật no trước khi đi ngủ sẽ giúp con có giấc ngủ sâu hay thậm chí, khi đã thấy con ngủ rồi, nhiều mẹ còn cố đánh thức bé dậy cho bú bữa đêm để con no giấc, lớn nhanh. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, trẻ lớn lên và phát triển chiều cao phần lớn khi ngủ. Lúc này, hormone làm tăng chiều cao của con người sẽ hoạt động mạnh mẽ.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, để đi vào giấc ngủ sâu, trẻ sẽ cần 2 tiếng "khởi động" rồi mới thực sự đi vào giấc ngủ.

Do vậy, nếu cho trẻ ăn quá nhiều trước khi ngủ, dạ dày phải kéo dài thời gian hoạt động, chuyển hóa thức ăn, khiến trẻ khó có được giấc ngủ ngon, ảnh hưởng tới khả năng tiết kích thích tố sinh trưởng trong thời điểm lý tưởng này.

Trẻ sơ sinh cần ngủ ít nhất 20 tiếng mỗi ngày, trẻ từ 2-6 tháng tuổi cần 15-18 giờ ngủ, từ 6-18 tháng cần 13-15 giờ ngủ và trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi cần ngủ trong vòng 12-13 tiếng.

3. Không cho trẻ tắm nắng


Trả lời trên Tri Thức Trực Tuyến, bác sĩ Hào cũng cho biết thêm, vitamin D giúp phát triển chiều cao một cách tốt nhất. Đặc biệt, vitamin D chỉ có trong ánh nắng mặt trời. Do đó, việc tắm nắng hàng ngày rất cần thiết để giúp trẻ cao lớn. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại bỏ qua điều này vì sợ con say nắng, ốm.

Ngay nay, nhiều cha mẹ vẫn cho rằng môi trường bên ngoài nhiều khói bụi độc hại hoàn toàn không tốt cho hệ hô hấp của trẻ nhỏ và thường chỉ cho con chơi trong nhà. Tới trường, trẻ hầu như ở trong lớp học cả ngày, ngay cả khi đi ăn trên đầu cũng có mái che.

Vào cuối tuần khi nắng đã tắt thì cha mẹ cho con đi bơi hoặc lại vào các trung tâm giải trí.

Khoảng thời gian bé được tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên hoàn toàn ít ỏi.

Bác sĩ Hào khuyến cáo, điều này không hề tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cũng không nên cho trẻ ra ngoài trời nắng một cách bừa bãi, chỉ có một số giờ nắng là tốt cho làn da. Giờ tắm nắng tốt nhất vào 9h sáng và chỉ nên tắm khoảng từ 7-15 phút là đã đủ vitamin D cho một tuần lễ.

4. Chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh quan niệm trẻ cao hay thấp phụ thuộc vào từng giai đoạn, không quan trọng lắm ở giai đoạn trong bào thai, nhiều người cũng cho rằng, con cao hay thấp là do sự thừa hưởng di truyền từ bố mẹ hoặc ông bà.

Thực tế từ một số nghiên cứu đã chỉ ra chiều cao của con người chịu ảnh hưởng khoảng 30-40%của yếu tố dinh dưỡng.

Điều này đặc biệt chuẩn xác đối với trẻ em dưới 5.

Theo đó, các em cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo 4 nhóm chất (bột đường, chất đạm, chất béo và vitamin khoáng chất), và các vi khoáng rất quan trọng, bao gồm vitamin D (quan trọng nhất), C, A, B, E, K. Ngoài ra, các vi khoáng tạo ra xương như canxi, phốt pho, kẽm cũng là yếu tố cần thiết để tăng trưởng chiều cao cho trẻ.

5. Trẻ ít vận động

Nhắc tới vấn đề này là một vấn đề muôn thuở của nhiều trẻ. Đã có nhiều khuyến cáo chỉ ra rằng, một số cha mẹ thời nay đã di truyền thói xấu lại cho con mình, nhất là thói quen công nghệ.

Để cho con ngoan ngoãn, không khóc đòi, cha mẹ đưa cho con điện thoại hoặc chiếc máy tính bảng để trẻ ngồi ngoan một chỗ chơi, thế là đỡ phải quản, đỡ phải quan tâm.

Đó là lý do vì sao số phần trăm trẻ em mắc béo phì, trầm cảm ngày càng cao và ngày càng nguy hại.

Khi bé sinh ra, thể lực của bé đã yếu, xương cốt vì thế cần phải được vận động dần dần để có thể cứng cáp và phát triển. Cha mẹ nên cho con vận động bằng một số môn thể thao hoặc một số công việc nhà phù hợp với lứa tuổi của con.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video: 

Nên đọc
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]