Thường xuyên so sánh con với những đứa trẻ khác
Có lẽ cụm từ "con nhà người ta" không hề xa lạ với bất kỳ ông bố bà mẹ nào, bởi đây chính là cái
tên để họ có thể lôi ra sử dụng bất cứ lúc nào khi muốn so sánh con với những đứa trẻ khác.
Nếu bố mẹ có
thói quen so sánh bé với anh (chị) mình, bé sẽ dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm hoặc cáu
kỉnh, khó chịu. Không có gì khiến một đứa trẻ cảm thấy khổ sở hơn là bị cho là kém cỏi hay hư đốn
hơn bạn bè, anh chị em.
Khi đã bị tổn thương, thậm chí, bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa. Cha
mẹ nào cũng mong muốn con cái mình thông minh, giỏi giang, ngoan ngoãn tuy nhiên nên học cách chấp nhận
thực tế rằng, mỗi bé là một cá thể độc lập. Thay vì nói điều này, mẹ nên cổ vũ cá tính và những mặt
mạnh của con.
Nếu bố mẹ có thói quen so sánh bé với anh (chị) mình, bé sẽ dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm
hoặc cáu kỉnh, khó chịu (Ảnh minh họa)
Thất hứa với trẻ
Nếu cha mẹ liên tục thất hứa, nói mà không làm lâu dần sẽ khiến trẻ mất niềm tin vào cha mẹ. Và
vô tình bạn cũng dạy cho con về thói quen không biết giữ lời và không có chữ tín. Vì thế khi hứa với con
điều gì đó, hãy cố gắng thực hiện, điều này sẽ giúp trẻ hiểu được giá trị của chữ tín và tôn trọng
cha mẹ nhiều hơn.
Tự ý thay con lựa chọn và quyết định mọi việc
Có thể nói, mẹ nào cũng muốn lo lắng và chăm sóc cho con mình có được những điều tốt đẹp nhất.
Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh thường can thiệp rất nhiều vào chuyện học hành, sinh hoạt của
con.
Họ luôn muốn con làm theo ý mình, bởi họ cho rằng, cha mẹ là người đi trước nên luôn có những
lời khuyên cùng những định hướng đúng đắn; bởi thế, với bổn phận làm con, trẻ cần phải nghe theo sự
chỉ dẫn, định hướng đó dù chưa biết rằng, điều ấy có làm hài lòng suy nghĩ của con hay không.
Đôi khi việc bố mẹ thay con lựa chọn và quyết định mọi việc, không cho con làm theo sở thích của mình
sẽ khiến cho trẻ mất đi cảm giác tự do, chúng sẽ cảm thấy bí bách vì không được làm theo thứ mình
muốn.
Thay vì lựa chọn thay con, cha mẹ hãy trao cho con quyền tự quyết bởi bố mẹ không thể suốt đời thay
con đưa ra mọi quyết định. Hãy cho con quyền lựa chọn để con có thể tự làm chủ cuộc đời của chính
mình. Cha mẹ hãy cố gắng làm bạn của con, để có thể hiểu được suy nghĩ và mong muốn của chúng.
Cha mẹ hãy cố gắng làm bạn của con, để có thể hiểu được suy nghĩ và mong muốn của chúng (Ảnh
minh họa)
Dùng đòn roi để thực thi "công lý" với trẻ
Rất nhiều mẹ Việt có thói quen dùng đòn roi để đối phó với những việc làm sai trái của trẻ.
Nhưng thực tế, đây là cách nuôi dạy vô cùng sai lầm. Việc mẹ lạm dụng đòn roi với trẻ sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến tâm lý của con, bởi không phải cứ đánh rồi quát mắng con sẽ ngoan.
Có thể khi bị quát
mắng, trẻ sẽ sợ mà không phạm lỗi một, hai lần đầu, nhưng nếu lạm dụng, trở sẽ tỏ ra "nhờn" và lì
lợm, không còn sợ những trận đòn roi nữa, đến lúc đó trẻ sẽ biết cách phản kháng lại . Điều này còn
nguy hiểm hơn rất nhiều lần.
Về điểm phạt con khi mắc lỗi, mẹ Việt cần học hỏi rất nhiều từ Mỹ. Họ có những cách phạt con vô
cùng hiệu quả mà không cần phải nhờ đến đòn roi, có khi chỉ cần một câu nói cũng khiến trẻ Mỹ sợ và
hối lỗi vì việc mình đã gây ra.
Do đó, thay vì vung roi ra họa con, các mẹ nên tìm hiểu và học hỏi
các cách phạt con một cách khoa học và hiệu quả con.
Rất nhiều mẹ Việt có thói quen dùng đòn roi để đối phó với những việc làm sai trái của trẻ.
Nhưng thực tế, đây là cách nuôi dạy vô cùng sai lầm (Ảnh minh họa)
Thiếu kỷ luật
Trẻ em như một tờ giấy trắng, chính cha mẹ là người quyết định sẽ viết gì lên cuộc đời của con.
Vì thế, ngay từ nhỏ cha mẹ cần giáo dục cho con biết yêu thương và kỷ luật.
Ở tuổi mới lớn, trẻ đã bắt đầu nhận thức được đúng sai, do đó cha mẹ cần đặt ra những quy tắc
nhất định và nói với con rằng nếu con phạm lỗi con sẽ phải chịu hình phạt.
Ví dụ, con bạn thường đi
chơi về khuya, thay vì ngày nào cũng la mắng, càm ràm bạn nên đưa ra khung thời gian quy định về
giờ con phải về nhà vào buổi tối, kèm theo đó là những hình thức kỷ luật và khen thưởng bắt con
phải tuân theo.
Khi bạn đưa ra những kỷ luật, nghĩa là bạn đang rèn cho con những thói quen tốt. Do vậy, nếu
muốn con nên người tuyệt đối đừng bỏ qua kỷ luật trong cách nuôi dạy con nhé.
Theo Song Ngư - Gia đình Việt Nam