9 sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ khi dạy con

Dạy con cần nghiêm khắc, tuy nhiên nếu không khôn khéo thì bậc cha mẹ khó mà kiểm soát được các "cậu ấm cô chiêu" của mình. Hơn nữa, phụ huynh cũng cần thân với con, lắng nghe để hiểu con, đó mới là cách hay để rèn dỗ tụi trẻ.

15.5844
  • 1

    Quên mất giai đoạn phát triển của con

    Trước khi kỷ luật con, hãy cân nhắc đến tuổi của bé. Ví dụ, một em bé còn cắp nách không thể tự nhặt thức ăn nó làm rớt, một đứa trẻ tuổi chập chững ném thức ăn của nó đi rồi “chối tội”, nó đơn giản chỉ nói dối bởi muốn làm mẹ vui, vì nó nhìn thấy là “mẹ đang không cười”. Và nếu em bé tuổi mẫu giáo của bạn vứt bỏ thức ăn trên sàn nhà, bạn biết mình có thể nghiêm khắc yêu cầu con nhặt lên. Tóm lại, những gì hiệu quả với một trẻ lớn chưa chắc đã hiệu quả với trẻ nhỏ. Hãy cân nhắc đến hướng dẫn sau trước khi có ý định kỷ luật con.

  • 2

    Trẻ nhỏ và trẻ chập chững biết đi

    Ở tuổi này, an toàn là trên hết. Đứa trẻ sẽ có phản ứng nếu mẹ nói thật to “không”/“không được!”. Sau đó, mẹ hãy đưa ra cho bé một lựa chọn khác an toàn hơn, dễ chấp nhận hơn. Ví dụ, bé định chạm vào lò nướng, mẹ sẽ nói to:“Không được!” rồi xoay bé về hướng có đồ chơi. Hãy cố gắng ngợi khen hành vi tốt của bé và lờ đi những hành vi chưa tốt, như việc bé cáu gắt nhặng xị chẳng hạn.

  • 3

    Trước tuổi đi học

    Kiên định chính là chìa khóa trong việc dạy trẻ tuổi này, hãy chắc chắn rằng mọi quy định của bạn đưa ra với con đều rất rõ ràng và bạn tuyệt đối tuân thủ quy định đó. Tuy nhiên, hãy cho con có đủ thời gian để chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác. Trẻ tuổi này cần được mẹ giải thích cặn kẽ vì sao bé cần cư xử theo cách này và nếu không làm thế chuyện gì sẽ xảy ra.

  • 4

    Trẻ đi học

    Tầm này trẻ vẫn cần những nguyên tắc, nhưng cha mẹ cũng nên cho trẻ cơ hội trình bày vấn đề theo cách nhìn của trẻ. Luôn đưa ra cho con những lựa chọn và cho phép con giúp cha mẹ tìm ra cách giải quyết vấn đề hành vi cử xử tốt nhất.

  • 5

    Quát nạt

    “Mặc áo vào!”, “Đi đánh răng!”, “Dọn phòng con đi!” - lấy oai người lớn để nạt nộ con không phải là cách hay giúp con bạn cư xử phải phép. Theo Jane Nelson, tác giả loạt sách “Kỷ luật tích cực” thì: “Khi bạn ra lệnh cho một đứa trẻ làm gì đó, bản thân nó sẽ miễn cưỡng phải làm nhưng não bộ thì gửi đi những thông điệp chống đối”.

    Tác giả gợi ý cha mẹ nên đưa ra những câu hỏi như: “Con nên mặc gì để không bị lạnh nhỉ?”, “Làm thế nào để răng con được sạch bây giờ?”, “Làm sao chúng ta chắc chắc được là sẽ không có ai vào phòng lấy hết đồ chơi của con đi nhỉ?”. Cách này, bạn giúp cơ thể đứa trẻ thư giãn trong khi não nó hoạt động để tìm kiếm câu trả lời. Đưa ra các câu hỏi là cách bạn mời đứa trẻ tự nghĩ cho nó. Đứa trẻ vì thế sẽ cảm thấy mình liên quan đến vấn đề hơn, có năng lực giải quyết từ đó có thiện chí hợp tác.

  • 6

    Lúc nào cũng đếm đến 3

    Không ít bậc phụ huynh đưa đếm đến 3 để bắt con hoàn thành một việc gì đó. Song đây chưa phải cách hay. Rơi vào tình huống này, cha mẹ hãy nhìn thẳng vào mắt con, nói rõ ràng về điều bạn muốn con làm. Nếu con chưa phản ứng lại ngay trong yêu cầu đầu tiên, hãy làm lại một lần nữa và đưa ra lựa chọn “hoặc... hoặc”, ví dụ: “Hoặc con dừng trò ném cát lại hoặc chúng ta sẽ rời khỏi công viên”.

  • 7

    Thiếu chi tiết

    Khi cha mẹ phê bình một hành vi nào đó của con, nếu chỉ nói chung chung: “Con đừng có vô lễ” thì đứa trẻ có thể hiểu là hành vi của nó không được tán thành, nhưng cụ thể là hành vi nào thì nó chưa được rõ. Bởi thế, hãy thật cụ thể: “Con đừng cắt ngang khi bố mẹ đang nói, như vậy là vô lễ”. Cách đó, đứa trẻ sẽ nhận biết chính xác hành vi nào của mình không được bố mẹ tán thành.

  • 8

    Bỏ qua những bài học

    Thật dễ cho bố mẹ nếu chỉ hét lên với con: “Thôi trò đó đi!”, “Dừng lại ngay!”, “Thế là không đúng!”. Những cụm từ này chỉ có tác dụng ngăn chặn một hành vi của trẻ, không có giá trị giáo dục nào cả. Sẽ tốt hơn nếu bạn bình tĩnh nói rõ hơn với con về hành động bạn muốn con thực hiện. Ví dụ, thay vì nói: “Đừng có chạy trong nhà”, hãy nói: “Con nên đi trong nhà thôi kẻo lại đau khi té ngã”. Tóm lại, trong bài học đưa con vào kỷ luật, hãy đưa ra cho đứa trẻ biết hành vi nào là không thích hợp hoặc nguy hiểm, thay vào đó chúng nên cư xử thế nào.

  • 9

    Quên mất tình yêu

    Ngay cả khi bạn dạy con, một điều quan trọng hơn cả vẫn là thắt chặt sợi dây kết nối với chúng. Hãy cho con cảm nhận rằng chúng được yêu vô điều kiện, ngay cả khi chúng cần thay đổi hành vi của mình. Nếu không, đứa trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, thậm chí chống lại cha mẹ, ngang bướng và không còn biết sợ nữa. Khi dạy con, bạn sẽ cần phải nói: “Mẹ yêu con, nhưng câu trả lời là không” hoặc đặt tay bạn lên vai con, giúp con có được cảm nhận yêu thương, che chở, như vậy con bạn sẽ biết nghe lời và có thái độ hợp tác hơn.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]