Mặc dù có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng khi ăn quá nhiều vải, cơ thể bạn dễ bị nóng, nổi rôm sảy khó chịu. Sau đây là một số mẹo hay giúp bạn có thể thưởng thức vải thiều mà không lo bị nóng trong người.
Ăn cả lớp màng trắng
Khi ăn vải, bạn nên ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ giúp không bị sinh hỏa.
Lớp màng trắng hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh sinh hỏa được.
Uống chút nước muối trước khi ăn
Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, canh bí đao hoặc chè đậu xanh. Bạn cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương trước khi ăn vải. Hay ăn cơm trước khi ăn vải, vì khi ăn cơm là cơ thể bạn đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn. Đó là một trong những cách phòng trừ sinh hỏa khi ăn vải.
Không nên ăn quá nhiều vải một lúc
Vải có vị ngon ngọt đậm đà nên rất dễ lôi cuốn người ăn. Hãy ăn không quá 10 quả vải một lần để tránh bị nóng trong người.
Vải có vị ngọt hấp dẫn dễ khiến bạn ăn tù tì một lúc. Tuy nhiên, vì ăn nhiều dễ gây nóng nên bạn cần kiềm chế ăn không quá 10 quả một lần. Ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn đẫn dến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt...
Người mắc bệnh nên tránh ăn vải
Những người bị nhiệt miệng không nên ăn vải vì khi ăn sẽ dẫn tới các phản ứng xấu như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn. Trong vải có hàm lượng đường cao nên ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết, vì vậy vải không có lợi với người bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, những người bị mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong, chắp, lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều các loại quả này vì việc tăng lượng đường trong máu sẽ là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển.
Một số tác dụng của vải bạn nên biết
Vải có đặc tính chống ung thư do có chứa flavones, quercitin và kaemferol là những hợp chất mạnh mẽ trong việc chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Một cốc nước ép vải hàng ngày giúp ổn định nhịp tim và huyết áp, phòng chống đột quỵ và bệnh tim mạch vành. Vải xếp thứ hai trong danh mục trái cây chứa nhiều polyphenol giúp gia tăng sức khỏe tim mạch. Chất chống oxy hóa trong vải giúp cải thiện hệ miễn dịch, làm chậm sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thế và phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch.
3. Hỗ trợ tiêu hóa
Vải chứa các chất xơ hòa tan giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đào thải các chất độc trong dạ dày, cải thiện vị giác, làm sạch ruột kết, chữa chứng ợ nóng và cảm giác rát ở dạ dày. Tinh chất làm se có trong hạt vải còn được sử dụng trong việc chữa trị các vấn đề về đường ruột và tẩy giun ruột.
4. Giúp xương chắc khỏe
Vải rất giàu phốt pho, magie và khoáng chất như đồng, mangan, giúp xương chắc khỏe. Các hoạt chất này giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của vitamin D, thúc đẩy cơ chế đồng hóa canxi, giúp duy trì sức khỏe của xương.
5. Cải thiện làn da
Vải thiều giúp nuôi dưỡng da dầu, giảm sự phát triển của trứng cá. Các hoạt chất trong loại trái này giúp đào thải các chất độc, mang lại cho bạn một làn da đẹp và khỏe mạnh.
6. Duy trì tóc khỏe
Vitamin C, niacin và thiamin là những dưỡng chất thiết yếu trong việc nuôi dưỡng tóc. Vitamin C đóng vai trò tích cực, bảo đảm cung cấp đủ máu đến nang tóc của bạn.
Ngoài ra vải còn có tác dụng chống lão hóa, giảm cân, nguồn cung cấp vitamin C tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Vì những lợi ích sức khỏe trên mà bạn đừng loại vải ra khỏi thực đơn hằng ngày chỉ vì lo sợ nóng. Hãy ăn vải thông minh để khỏe đẹp và thưởng thức vị ngon ngọt, đậm đà của đặc sản này.
T.H/Theo Nguoiduatin