7 dấu hiệu của stress và cách trị

Bạn có bị những vết trắng trên móng tay hoặc chảy máu nướu? Nổi mụn trên cánh tay hay bao tử có vấn đề.

15.6135

Các dấu hiệu ấy báo cho biết cơ thể bạn đang stress, một nhà dinh dưỡng học cảnh báo. Charlotte Watts lập luận rằng stress làm cạn kiệt các dưỡng chất của cơ thể, hiển lộ qua nhiều cách đáng ngạc nhiên.



Viết trên trang Healthista, bà nói: "Các giai đoạn stress sử dụng các dưỡng chất nhanh hơn.

"Là vì toàn bộ hệ thống của chúng ta - trong đó có năng lượng, phản ứng não, hormone và miễn dịch - đang hoạt động với tốc độ cao và nhanh hơn."

Kết quả là, một vài triệu chứng liên quan đến sự thiếu hụt vitamin và khoáng cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo các ảnh hưởng sâu hơn, lâu dài của stress mãn tính.

Dưới đây, trong một trích đoạn từ cuốn sách mới của bà - Hiệu quả thư giãn: Cân đối lại các hệ thống cơ thể để tăng cường sức khoẻ và hạnh phúc (The De-Stress Effect: Rebalance Your Body's Systems for Vibrant Health and Happiness) - bà chỉ ra bảy dấu hiệu đáng ngạc nhiên của stress và ăn gì để bù đắp các dưỡng chất bị mất…

Bị nứt lỡ mép

Lỡ mép là dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin B6.

Do đâu mà ra? Cần vitamin B6

Những vết lỡ mà ta bị hai bên khoé môi không gây khó chịu gì cho cam chắc chắn là một dấu hiệu tình trạng vitamin B bị thiếu và đặc biệt là B6.

Vitamin nhóm B quan trọng đối với sức khoẻ của hệ thần kinh và cần thiết để lấy năng lượng từ bột đường, chất béo và protein mà chúng ta ăn, nên chúng ta sử dụng chúng trong phản ứng giàu năng lượng chống stress.

Quan trọng đối với hệ thần kinh, B6 tham gia vào sản xuất các chất dẫn truyền (các hoá chất trong não) serotonin và dopamine điều phối tâm trạng và động cơ và kể cả melatonin - chất điều chỉnh giấc ngủ, vì vậy chúng ta sẽ thấy các chứng ấy khi stress kéo dài.

Chúng ta có nhu cầu cao hơn đối với B6 trong thai kỳ/Điều trị bằng hormone và trong khi sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Nguồn thực phẩm: cà rốt, thịt gà, trứng, cá, thịt, đậu Hà Lan, rau bina, hạt hướng dương, quả hồ đào, quả bơ, chuối, đậu, bông cải, gạo nâu, ngũ cốc nguyên cám, bắp cải, bắp và khoai tây.

Nghiến răng

Do đâu mà ra? Cần vitamin B5

Một vitamin B khác, B5 thường được kể là vitamin chống stress, vì nó giúp sản xuất ra các hormone tuyến thượng thận, cholesterol và các kháng thể miễn dịch, tất cả các thứ đó có một đòi hỏi cao hơn trong phản ứng đối với stress.

Cần lưu ý rằng việc sản xuất cholesterol không phải đều là "xấu", chúng ta cần thứ ấy để sản xuất các tế bào mới và các hormone steroid như cortisol và DHEA - một phần của phản ứng chống stress.

Stress lâu ngày thường làm cho hàm ngậm lại và nghiến răng, một phần do căng cơ trên mặt làm tăng sự cảnh giác của não - qua đó cơ thể cảm thấy cần như vậy để đối phó với nguy hiểm, nhưng điều đó cũng liên quan với mức B5 bị thiếu hụt.

Vitamin này cũng cần thiết để sản xuất chất truyền dẫn thần kinh acetylcholine - giúp chúng ta bình tĩnh lại sau khi cơn stress đi qua.

Mức vitamin thấp có nghĩa là khó khăn trong xoa dịu sau cơn stress và các vấn đề trí nhớ chúng ta thường thấy khi bị stress mãn tính.

Nên dùng các vitamin B chung dưới dạng bổ sung (ví dụ B complex hoặc multivitamin) - chúng sẽ sản sinh năng lượng và giúp cho sức khoẻ hệ thần kinh.

Nguồn thực phẩm: thịt bò, trứng, rau sống, thận, các loại đâu, gan, nấm, các loại hạt, cá biển, bột lúa mạch đen nguyên cám.

Đốm trắng trên móng tay

Hạt hướng dương là nguồn cung cấp kẽm tốt. Kẽm bị tress xài cạn kiệt nhanh, và một giai đoạn stress thường có thể vạch ra từ những vết trắng trên móng tay.

Hạt hướng dương là nguồn cung cấp kẽm tốt. Kẽm bị tress xài cạn kiệt nhanh, và một giai đoạn stress thường có thể vạch ra từ những vết trắng trên móng tay.

Do đâu mà ra? Cần kẽm

Mặc dầu các đốm trắng trên móng tay thường được giả định là thiếu calci, thực ra một sự thiếu hụt chất khoáng khác đang được chỉ ra.

Kẽm rất quan trọng đối với các hệ thống enzym trong cơ thể, đối với miễn dịch và đối với việc sản xuất hormone, trong đó có insulin và hormone sinh dục.

Nó là khoáng chất được cơ thể sử dụng nhiều nhất và cho phép sản xuất năng lượng, nhưng cũng chữa lành và tái tạo (như sức khoẻ sinh sản và tình dục) mọi thứ khi cơ thể đầy đủ kẽm.

Kẽm bị tiêu hao nhiều bởi stress và chúng ta thường có thể vạch ra một giai đoạn stress từ đó các đốm trắng xuất hiện trên móng.

Kẽm trong thực phẩm thực vật ít khả dụng sinh học hơn trong thực phẩm động vật vì nó liên kết với phytate (một loại xơ) làm khó hấp thụ, nên những người ăn chay có thể phải xem xét dùng thuốc bổ kẽm khoảng 15-20mg mỗi ngày.

Nguồn thực phẩm: cá, thịt, hạt hướng dương, hạt bí đỏ, hạt thông, các loại hạt, hàu và các loài có vỏ khác, cua, bột lúa mạch đen, phómát cheddar.

Theo Khởi Thức - Thế giới tiếp thị/ Nông thôn ngày nay

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]