7 thực phẩm nên ăn cả vỏ

Vì lo ngại thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên hoa quả, nhiều gia đình thường loại bỏ lớp vỏ khi chế biến món ăn, nhưng nghịch lý ở chỗ chất dinh dưỡng lại tập trung nhiều ở phần vỏ.

15.5696

Ăn nhiều trái cây và hoa quả là điều ai trong chúng ta cũng nằm lòng. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, chúng ta ít nhiều làm hao hụt các vi chất dinh dưỡng có trong các loại hoa quả. 7 loại thực phẩm dưới đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn cả vỏ.

1) Khoai tây

Lớp vỏ mỏng manh của khoai tây chứa rất nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác ( vitamin B, các khoáng chất vi lượng..). Chính vì vậy, nếu muốn tận dụng tốt giá trị dinh dưỡng của khoai tây, tăng khả năng hỗ trợ đường ruột của chất xơ, đừng gọt bỏ lớp vỏ mỏng đó. Dịch chiết từ vỏ khoai tây có tác dụng như một loại kháng sinh giúp ngăn ngừa vi khuẩn bám vào tế bào, bước đầu tiên của quá trình nhiễm trùng.

2) Cà tím

Lớp vỏ bóng bẩy của cà tím thường bị loại bỏ nhất là khi chế biến món nướng. Nếu không muốn bỏ lỡ nasunin, một chất chống oxy hóa mạnh chống tổn thương tế bào gây ra bởi lão hóa, bạn nên lựa chọn hình thức khác để thưởng thức loại thực phẩm này.

3) Khoai lang

Cũng giống như khoai tây, lớp vỏ mỏng manh của khoai lang có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời có tác dụng bảo vệ các chất bên trong lớp thịt. Người Nhật cho rằng ăn khoai lang cả vỏ sẽ ngăn ngừa được ung thư đại tràng.. Chỉ cần rửa thật sạch đất cát và tạp chất, đem chế biến là khoai lang đã trở thành một món ăn ngon và bổ dưỡng.

4) Dưa leo/ dưa chuột

Vỏ dưa leo/dưa chuột cung cấp cho cơ thể chất xơ, chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ sức khỏe. Vì  vậy, các bạn nên để cả vỏ chế biến dưa leo trong các món ăn hàng ngày của gia đình.

5) Cà rốt

Cà rốt giàu đường và các loại vitamin cũng như năng lượng. Các dạng đường thường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ, phần lõi rất ít. Vì vậy, tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cà rốt chín là ở lớp vỏ dày của nó.

Trong 100g ăn được, cà rốt có 88,5% nước, 1,5% protid, 8,8% glucid, 1,2% cellulose, 0,8% chất tro. Nhiều loại muối khoáng có trong cà rốt như kali, calci, sắt, phosphor, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden.

Trong vỏ cà rốt có nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B. Ngoài ra, vỏ loại củ này còn chứa nhiều carotene hơn cả cà chua. Sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A.  

6. Củ cải trắng

Lớp vỏ củ cải trắng chứa hàm lượng can xi cao hơn ruột nên nó có tác dụng chống còi xương cho trẻ em và giảm loãng xương ở người già. Lớp vỏ này còn chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất như muối khoáng, sắt, phốt pho... 

7. Táo

Thành phần các chất hoá học có trong vỏ táo, đặc biệt là nhóm chất phytochemical (phenolic) được chứng minh là có khả năng chống lại ít nhất ba loại tế bào ung thư ở người là ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư gan. Gần 1/4 lượng phenolic mà người Mỹ hấp thụ là từ táo không gọt vỏ. Ngoài ra, vỏ táo cũng là nơi tập trung nhiều hợp chất xêtôn có tác dụng giảm tới 50% nguy cơ bệnh tim mạch và có hàm lượng vitamin B, C khá cao.

Không chỉ có táo, rất nhiều loại củ, quả chứa trong lớp vỏ của nó một lượng vitamin đáng kể, thậm chí hàm lượng dinh dưỡng còn vượt xa lớp thịt bên trong.

Tuy nhiên, với tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, việc ăn cả lớp vỏ của một số loại hoa quả như táo, lê, cam, quýt hay dưa chuột chưa chắc đã có lợi, thậm chí còn gây hại vì có thể chúng chứa các chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản... Nhưng, nếu bạn thực sự biết rõ các loại thực phẩm sử dùng là an toàn thì ngại gì không bổ sung thêm dưỡng chất từ cho mình.

Nguyên Hồng (Năng lượng Mới)

Nguồn:
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]