Bệnh béo phì: yếu tố nguy cơ, dấu hiệu, phòng ngừa

Ngoại trừ những ai có bắp thịt nở nang, còn lại tất cả những người có số cân nặng cơ thể vượt quá 20% số cân tiêu chuẩn đều được coi là béo phì.

15.6173

Các yếu tố nguy cơ gây béo phì

Theo Sức khỏe & đời sống, các nhà nghiên cứu Trường đại học Nottingham cho biết cân nặng sơ sinh cao, tăng cân nhanh, mẹ thừa cân và hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ đứa con sẽ bị béo phì khi còn nhỏ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ được nuôi bằng sữa mẹ và ăn thức ăn rắn muộn hơn đã giảm nhẹ nguy cơ bị thừa cân.

Đây là kết quả một tổng quan hệ thống và phân tích dữ liệu khoảng 30 nghiên cứu trước xem xét sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới trẻ trong 12 tháng đầu đời và mối liên quan của chúng với béo phì khi còn nhỏ.

Dấu hiệu và biến chứng của béo phì

Người lao động cho biết, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh béo phì là gia tăng trọng lượng cơ thể và khối lượng mỡ tích tụ tại một số phần đặc biệt của cơ thể như: bụng, đùi, eo, ngay cả ở ngực nữa.

Sự tích tụ quá nhiều mỡ ở lồng ngực, cơ hoành và ổ bụng sẽ gây nên hiện tượng khó thở cho bệnh nhân. Trong trường hợp béo phì nặng, tình trạng khó thở có thể gây nên hội chứng Picwick với những đợt ngưng thở vào ban đêm có thể dẫn đến tử vong.

Béo phì còn dẫn đến những rối loạn về chỉnh hình, như đau và thoái hóa khớp gối, đau lưng và thoái hóa cột sống… Một số phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt hoặc không có kinh. Một số khác rất dễ bị cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, tiểu đường, ung thư và rất nhiều bệnh khác làm giảm đi chất lượng của cuộc sống và rút ngắn tuổi thọ của con người.

Phòng ngừa bệnh béo phì

Loại bỏ các thói quen không tốt trong ăn uống sau đây là cách đề phòng thừa cân béo phì, và giữ cho mình có một thân hình đẹp.Dưới đây là một số thói quen ăn uống có thể gây ra béo phì:

1. Nhịn ăn sáng

Nhiều người nghĩ rằng, nhịn ăn sẽ giảm được béo, hoặc đôi khi chúng ta quá bận, không kịp ăn sáng, rồi gộp bữa sáng với bữa trưa làm một. Thực tế thì ngược lại, việc nhịn ăn sáng, sẽ kích thích cơ thể bổ sung năng lượng vào dịp khác, như làm ta ăn trưa hoặc tối nhiều hơn, ăn vặt nhiều hơn… để bù đắp phần năng lượng thiếu hụt, kết quả làm tăng cân một cách không mong muốn. Nhịn ăn sáng còn không tốt cho dạ dày và giảm tuổi thọ.

2. Ăn đêm vào lúc rạng sáng

Có thể do làm việc hoặc học tập khuya, vất vả làm chúng ta bị đói và buộc phải ăn gì đó vào lúc gần sáng. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, hàm lượng Insulin trong máu thường cao nhất vào lúc rạng sáng. Insulin có tác dụng chuyển hóa đường, và tăng cường tích mỡ thành mạch máu. Khi ta ăn đêm vào lúc rạng sáng, đúng thời điểm hàm lượng insulin trong máu cao, sẽ làm cho lượng đường huyết được chuyển hóa nhiều thành dạng mỡ. Nếu duy trì thói quen này lâu thì việc béo hơn chắc chắn sẽ xảy ra.

3. Uống quá nhiều cà phê

Nhiều người lầm tưởng rằng, khi uống cà phê ta có cảm giác no, và do đó không cần ăn nữa, việc này sẽ giảm béo. Nhưng thực tế lại không hoàn toàn đúng như vậy. Nếu uống quá nhiều cà phê, hàm lượng cafein cao trong cà phê sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tim (tăng nhịp tim) và làm tăng hàm lượng cholesterol trong mạnh máu, đẫn đến dễ bị béo phì và bệnh tim mạch. Ngoài ra, uống cà phê quá nhiều cũng làm mất ngủ và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

4. Uống nước quả thay ăn

Cuộc sống ngày càng phát triển, các sản phẩm nước quả, sinh tố bán nhiều trong siêu thị, rất dễ sử dụng, đều này dẫn đến sự lạm dụng của chị em. Nhiều chị em cho rằng uống nước quả thay 'cơm' sẽ tốt vừa bổ sung vitamin, lại đẹp da, mà cũng giảm béo. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng lại cho rằng đây là một thói quen ăn uống gây ra béo phì.

Mặc dù nước qua quả có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, nhưng lại thiếu các dưỡng chất cần thiết khác như protein. Việc chỉ uống nước hoa quả mà nhịn ăn các thức ăn khác sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến rối loại chuyển hóa, và có thể gây béo phì.

5. Ăn trưa quá nhanh

Nhiều người trong chúng ta do tham công tiếc việc, hoặc do thời gian nghỉ trưa ngắn… nên thường cố gắng ăn trưa thật nhanh. Việc này trên thực tế rất có hại cho sức khỏe và cũng là nguyên nhân gây béo phì. Khi ăn nhanh chúng ta thường không nhai kỹ, làm dạ dày phải làm việc nhiều, về lâu dài sẽ dẫn đến đau dạ dày. Bên cạnh đó, thời gian nhai ngắn làm dây thần kinh vị giác vẫn ở trạng thái hung phấn, kéo dài như vậy sẽ ảnh hưởng đến vị giác.

6. Ăn thức ăn nhanh

Do sự tiện dụng, nhanh chóng, và cũng bắt mắt của thức ăn nhanh và cũng do chúng ta quá bận, nên lựa chọn thức ăn nhanh để tiết kiệm thời gian. Nhưng việc lạm dụng thức ăn nhanh lại là nguyên nhân gây ra béo phì phổ biến ở các thành phố phát triển ngày nay. Do hàm lượng dinh dưỡng, và làm lượng mỡ trong thức ăn nhanh thường rất cao, việc ăn thường xuyên thức ăn nhanh sẽ làm cho cơ thể dư thừa năng lượng, tăng cường tích mỡ và béo phì sẽ xảy ra.

Để có một vóc dáng đẹp, khỏe việc kiểm soát cân nặng là cần thiết, do đó loại bỏ các thói quen không tốt trong ăn uống ở trên, là cách đề phòng thừa cân béo phì, và giữ cho mình có một thân hình đẹp.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]