Dị ứng thuốc: Yếu tố nguy cơ, phòng ngừa, điều trị

Đa số những trường hợp dị ứng thuốc sẽ gây mẫn đỏ da, tuy nhiên có một số trường hợp nghiêm trọng thì những phản ứng dị ứng xảy ra toàn cơ thể và có thể nguy hại đến tính mạng.

0

Các yếu tố nguy cơ gây dị ứng thuốc

Theo Sức khỏe & đời sống:

- Tất cả các thuốc đều có khả năng gây ra phản ứng có hại. Trong số các loại thuốc gây dị ứng, kháng sinh là nhóm thuốc xếp "đầu bảng", chiếm tới hơn 50%. Các thuốc kháng sinh thường gây dị ứng là penicillin, ampicillin, streptomicin, sulfonamide. Kế đến là các thuốc điều trịị động kinh, thuốc giảm đau, kháng viêm, giảm sốt, vitamin, các thuốc có nguồn gốc từ chất đạm (protein, peptid) như các hormon...

- Một số thuốc ảnh hưởng trên hệ tim mạch như thuốc tê novocain, lidocain, vitamin C, vitamin B1 dạng thuốc tiêm... có thể gây choáng phản vệ. Ngay cả aspirin uống cũng có thể gây choáng phản vệ. Có thuốc dùng nhiều lần trước đó không việc gì nhưng sau lại bị phản ứng.

- Đặc biệt lưu ý có hiện tượng phản ứng chéo giữa thuốc gây dị ứng với thuốc khác cùng nhóm. Thí dụ, người đã bị dị ứng với kháng sinh amoxicillin thì có thể bị dị ứng với các thuốc khác nằm cùng nhóm beta-lactam (gọi là nhóm penicillin, nhóm cephalosporin). Người đã dị ứng với aspirin cũng có thể bị dị ứng với các thuốc khác nằm trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).

- Dị ứng thuốc đường uống nhiều nhất (hơn 70%), thường gây ra các hội chứng loại hình dị ứng muộn, tiếp đó là đường tiêm chích (gần 20%) với những biểu hiện sớm, diễn biến nhanh và mức độ nặng cao. Các loại thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, bôi ngoài da, tẩy - nhuộm lông, tóc... cũng đều có khả năng gây ra các dị ứng tại chỗ và toàn thân như dùng đường uống, đường tiêm chích.

- Trong các trường hợp dị ứng với kháng sinh thường xảy ra, đáng lo ngại nhất là penicillin và nhóm beta-lactam. Đây là kháng sinh đầu được tìm ra và áp dụng vào điều trị và cũng chính penicillin gây sốc phản vệ do dùng kháng sinh.

- Thuốc đông y cũng là nhóm thuốc gây dị ứng. Đây thực sự là điều rất đáng báo động vì người dân vẫn thường quan niệm không những các thuốc đó lành tính, không độc mà còn mát, bổ và hợp với tạng người Việt. Vì vậy, mọi người cứ "thoải mái" sử dụng mà không cần phải đề phòng. Theo các chuyên gia y tế, việc lạm dụng, chữa bệnh theo kiểu mách bảo, xem nhẹ tác dụng phụ của thuốc đông y là vấn đề hết sức nguy hiểm. Thực ra, thuốc đông y không đơn giản là lành, mát, bổ như nhiều người lầm tưởng. Thuốc tân dược và đông dược về bản chất đều như nhau, chỉ khác chăng là phương thức trích ly hoạt chất để sử dụng.

Cách sử dụng thuốc đông y là đun để chiết xuất ra thuốc với hàm lượng thấp, còn thuốc tây là được "hóa liệu" để tổng hợp tinh chất và hàm lượng cao hơn.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc đông y cũng phức tạp hơn thuốc tây vì không những có dược chất chính mà còn rất nhiều chất khác nữa. Thông thường, trong mỗi thang thuốc có hàng chục vị, mà mỗi vị lại có nhiều chất khác nhau mà cho đến giờ, kể cả người bốc thuốc cũng chưa hiểu được hết tác dụng của các vị thuốc.

Bên cạnh đó, người sử dụng thuốc đông y cũng có nguy cơ nhiễm độc với các loại hóa chất bảo quản như: lưu huỳnh, phospho, thuốc chống ẩm, mốc...

Tình trạng dị ứng thuốc đông y thường chậm, nhiều bệnh nhân khi đến cơ sở y tế cũng không biết mình bị dị ứng thuốc đông y.

Phòng ngừa dị ứng thuốc

Không nên lạm dụng thuốc và đặc biệt không tự mua thuốc để điều trị, nhất là kháng sinh và một số thuốc chuyên khoa đặc trị, kể cả thuốc nhỏ mắt, bôi da có chứa kháng sinh cũng phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

Khi thấy nổi hồng ban trên da, đặc biệt có kèm thêm tổn thương niêm mạc như mắt, mũi, miệng hoặc bất cứ một biểu hiện bất thường nào sau khi dùng bất cứ một loại thuốc nào... không được tự ý điều trị bằng các biện pháp dân gian mà cần đến bệnh viện ngay để được khám và định bệnh chính xác, từ đó có hướng điều trị thích hợp, kịp thời.

Trang tin điện tử BV Bạch Mai cho biết, để điều trị dị ứng thuốc, các thầy thuốc thường dùng các loại thuốc kháng histamin (để làm giảm sự ngứa da, nổi mẫn), thoa corticosteroid vào da, các thuốc giãn phế quản để hạn chế những triệu chứng giống suyễn, tiêm epinephrine (adrenaline) để trị shock phản vệ.

Hiện tại không có cách gì để ngăn ngừa một sự dị ứng thuốc, nếu bạn biết rằng bạn bị dị ứng với một loại thuốc nào đó thì "tránh voi chẵng xấu mặt nào". Đừng bao giờ sử dụng chúng sẽ là cách tốt nhất để ngăn ngừa sự dị ứng thuốc. Bạn cũng sẽ được khuyên không nên dùng những loại thuốc "na ná" như loại thuốc mà bạn bị dị ứng, ví dụ như, nếu bạn bị dị ứng với penicillin thì bạn nên tránh sử dụng amoxicillin hay ampicillin.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]