Có thể bạn quan tâm
  • >> 
  • >> 
  • >> 
  • >> 
Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư gan (HCC) thường không có triệu chứng gì nên người bệnh thường không biết, chỉ đến khi cảm thấy đau hay có những triệu chứng bất thường, bệnh nhân đi khám thì mới biết mình đã bị ung thư, nhiều người đã ở giai đoạn cuối. Vậy nguyên nhân gì đã làm cho họ bị ung thư gan?
Khả năng bị ung thư của một người phụ thuộc vào các yếu tố di truyền và cả không di truyền. Yếu tố di truyền có đặc điểm là di truyền và không thể thay đổi, trong khi yếu tố không di truyền là một biến số cùa môi trường sống thường có thể thay đổi. Các yếu tố không di truyền có thể bao gồm chế độ dinh dưỡng, luyện tập hoặc sự phơi nhiễm với các chất khác hiện hữu chung quanh chúng ta.

Các yếu tố di truyền đa số các trường hợp HCC có thể quy cho các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, một số bệnh di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Bệnh sử gia đình có ung thư gan: Trong một nghiên cứu của Hoa Kỳ, những người có bệnh sử gia đình độ I về ung thư gan liên quan đến các yếu tố di truyền trong môi trường (xảy ra cho bố mẹ, anh chị em ruột, hay con cái bị ung thư gan) sẽ bị ung thư gan nhiều hơn khoảng 4 lần so vói những người không có bệnh sử gia đình như vậy.

Bệnh nhiễm sắc tố sắt di truyền: Là một bệnh trong đó cơ thể hấp thu và tích trữ quá nhiều sắt dư thừa ở gan. Bệnh này là một trong những bệnh thường gặp nhất ở Hoa Kỳ và gặp khi người đó thừa hưởng đột biến gen đặc hiệu từ cả cha lẫn mẹ có nguy cơ ung thư gan cao hơn.

Bệnh Wilson bệnh di truyền hiếm gặp: Do tích lũy nhiều đồng ở gan, não. cũng có nguy cơ ung thư gan cao. Khoảng 75% các trường hợp ung thư gan nguyên phát xảy ra trên nền xơ gan do nguyên nhân: viêm gan siêu vi C hay B (nguy cơ ung thư gan cao gấp 7 - 29 lồn so vói người không nhiễm và đặc biệt cao đến 65 - 95% khi đã có xơ gan), nghiện rượu kinh niên và ứ mật nguyên phát, do nhiễm sắc tố sắt, bệnh Wilson...

Các yếu tố môi trường hoặc không di truyền

Nhiễm virut viêm gan B (HBV) mạn tính: Nhiễm HBV mạn tính chiếm trên một nửa số trường hợp ung thư gan trên toàn thế giới. HBV có thể lây qua tiếp xúc với máu người bệnh hay kim tiêm hoặc quan hệ tình dục với người bệnh, hoặc mẹ truyền cho con sơ sinh. Khả năng nhiễm HBV mạn tính thay đổi theo tuổi bị lây nhiễm và xảy ra cho khoảng 90% người bị nhiễm lúc còn là trẻ dưói 7 tuổi và 2 - 6% người bị nhiễm khi đã trưởng thành. Trong số người bị nhiễm mạn tính, có khoảng 15-25% sẽ tử vong sóm do xơ gan hoặc ung thư gan.

Nhiễm virut viêm gan C (HCV): Nhiễm HCV mạn tính là một yếu tố nguy cơ quan trọng khác cùa ung thư gan và người ta nghĩ rằng ung thư gan có tăng lên ít nhiều ở Hoa Kỳ trong mấy thập niên gần đây. Ở Bắc Mỹ, HCV gây ra số ca ung thư gan nhiều hơn HBV. Nguyên nhân lây nhiễm tương tự như với HBV.

Nghiện rượu nặng: Nghiện rượu nặng lâu dài làm tăng nguy cơ ung thư gan. Theo một đánh giá, dùng 6 - 7 liều uống mỗi ngày trong hơn 10 năm làm tăng nguy cơ ung thư gan lên hơn 5 lần… Ở Hoa Kỳ, nghiện rượu nặng chiếm khoảng 1/3 tổng số ca HCC.

Bệnh đái tháo đường: Phân tích phối hợp các nghiên cứu đã công bố trướ đây (đa số tập trung vào đái tháo đường týp II) cho thấy đái tháo đường đi đôi với tăng gấp đôi nguy cơ HCC. Tuy vậy, đái tháo đường cũng có thể là kết quả cùa các bệnh gan mạn tính.

Béo phì: Béo phì làm tăng nguy cơ một số loại ung thư gồm ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú sau mãn kinh và ung thư đại tràng. Gần đây hơn, các nghiên cứu cho thấy béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan. Sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể giải thích cho một số liên quan giữa béo phì và HCC.

Thuốc lá: Một phân tích tổng hợp cho thấy những người hút thuốc có khả năng sẽ bị ung thư gan nhiều hơn 56% so vói những người không hút.

Độc tố aflatoxin B1: của nấm Aspergillus flavus có trong các loại ngũ cốc bị mốc như gạo, đậu phộng, bắp được xem là tác nhân quan trọng cùa ung thư gan ở các nưóc kém phát triển.
 ThS.BS Cao Ngọc Tuấn - Ths.Bs Võ Ngọc Quốc Minh (Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM)
 Nguyễn Vy (lược ghi)