Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

Vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng, thay đổi thực đơn bữa ăn, uống viên C sủi là cách điều trị nhiệt miệng an toàn và hiệu quả.

15.5967

Vnexpress cho biết, nhiệt miệng là bệnh lành tính nhưng nó khiến bệnh nhân đau rát, khó chịu, ăn uống không ngon, giảm khả năng làm việc, học tập. Nguyên tắc cần và đủ để phòng và điều trị nhiệt miệng là làm mát cơ thể mọi lúc mọi nơi.

Kinh nghiệm chữa nhiệt miệng hiệu quả.

Mẹo chữa nhiệt miệng hiệu quả

1. Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng 2-3 lần hàng ngày.

Đánh răng lâu sẽ khiến bạn cảm thấy đau rát thế nên chỉ cần quẹt kem lên từng chiếc răng cho "có lệ", sau đó súc bằng nước súc miệng là được.

Lúc này nước súc miệng đóng vai trò như thuốc giảm đau sẽ làm dịu một phần cảm giác rát, tính sát khuẩn của nó còn giúp đánh bay cái lớp vàng nhầy nhầy quanh vết loét. Như vậy, vết thương trong miệng vừa được giảm đau, vừa được sát khuẩn thì sẽ mau lành hơn.

2. Thay đổi thực đơn đặc biệt cho những ngày bị nhiệt miệng.

Loại bỏ những món ăn có tính háo nước ra khỏi thực đơn. Tăng cường những loại rau có vị đắng nhưng tính mát như rau đắng, khổ qua, rau má, các loại rau củ giúp thanh nhiệt như bầu, bí, rau dền, giá đậu.

Uống các loại nước mát như nước chanh, nước mía, nước đậu xanh, dừa, nha đam. Nếu huyết áp tốt, bạn có thể uống rau má đậu xanh.

3. Uống viên sủi vitamin

Thuốc sủi là trợ thủ đắc lực trong việc chữa nhiệt miệng. Sau khi ngâm trong nước cho thuốc sủi hết bọt, nên uống trước 16h vì vitamin C có tính kích thích thần kinh, uống trễ sẽ gây khó ngủ. Liều lượng khuyên dùng: 60 mg mỗi ngày.

Lưu ý: Nhiệt miệng diễn tiến từ vài ngày đến vài tuần nên bạn cần đầu tư thời gian, kiên trì trị bệnh ít nhất 3 - 4 ngày trở lên mới hiệu quả.

Ngoài ra, theo báo Sức khỏe đời sống, nhiều người bị nhiệt miệng thường xuyên luôn, gây trở ngại khi ăn uống. Bạn hãy thử chữa nhiệt miệng bằng cách sau đây nhé!

Mật ong

Các bạn hãy ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển dùng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.

Ngậm chất chát

Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài…

Ngậm một ngụm nước chè xanh (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút, chắc sẽ đỡ nhiều.

Uống nước khế chua

Dùng 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.

Cà chua ép

Dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.

Nước cam, chanh

Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng uống khi bụng đói.

Thuốc tham khảo:

- Phòng ngừa và điều trị bệnh scorbut.

- Các triệu chứng thiếu hụt nhẹ bao gồm sai sót về sự phát triển của răng và xương, viêm nướu, chảy máu nướu và long răng.

- Tình trạng sốt, đau ốm thường xuyên và nhiễm trùng (viêm phổi, ho gà, lao, bệnh bạch hầu, viêm xoang, sốt do thấp khớp,...) tăng nhu cầu về vitamin C

Mỹ Linh

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]