Cách giảm chứng biếng ăn ở trẻ

SKĐS - Theo thống kê trên thế giới, 25 - 45% trẻ em nói chung gặp khó khăn trong ăn uống. Tỉ lệ này lên đến 80% ở nhóm trẻ chậm phát triển và 40 - 70% đối với trẻ mắc những bệnh mãn tính.

15.6187

Bài 1: Bé suy dinh dưỡngbiếng ăn

“Hiện nay, chứng biếng ăn ảnh hưởng đến khoảng 35% trẻ em tại Việt Nam. Việc phát hiện sớm có thể giúp các bậc phụ huynh tìm được cách can thiệp dinh dưỡng hiệu quả nhất”, GS.BS. Nguyễn Công Khanh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết tại hội thảo chuyên đề “Nền tảng khoa học mới cho Quản lý và điều trị chứng biếng ăn của trẻ em”, vừa được tổ chức bởi Hội Nhi khoa và Abbott Việt Nam.

Hậu quả của biếng ăn lâu ngày là thiếu hụt dinh dưỡng

Hiện nay, biếng ăn được xem như là một tình trạng thường gặp ở bất kỳ trẻ nào và sẽ dần được cải thiện khi trẻ lớn lên và đi học. Tuy nhiên, theo thống kê, tình trạng biếng ăn có thể kéo dài đến tuổi đi học và thiếu niên nếu không được giải quyết triệt để. Chưa kể, đằng sau biếng ăn còn là câu chuyện của những hệ quả lâu dài. Vì biếng ăn lâu ngày dẫn đến việc trẻ mất cân bằng giữa nhu cầu dinh dưỡng thực tế và lượng dinh dưỡng hấp thụ còn gọi là thiếu hụt dinh dưỡng.

Trong giai đoạn 1 - 5 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao để đáp ứng tốc độ phát triển nhanh của cơ thể. Nhu cầu dinh dưỡng càng tăng khi trẻ đau ốm hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm. Thế nhưng, lượng dinh dưỡng được hấp thu lại bị ảnh hưởng vì tình trạng khó khăn trong ăn uống.

“Tình trạng biếng ăn nên được xem là một vấn đề nghiêm trọng, và tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ cũng phải được phát hiện và khắc phục sớm. Vấn đề này cần sự vào cuộc của các nhà cung cấp dịch vụ y tế, các bậc phụ huynh và cả cộng đồng”, Tiến sĩ Yen Ling Low, Giám đốc nghiên cứu lâm sàng, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm dinh dưỡng Abbott khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết.

Xem tiếp bài 2 vào thứ ba ngày 9/6/2015: Giúp bé ăn ngon thế nào?

TÙNG CHI

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]