Cách giảm đau ngực khi cho bé bú

Một trong những khó chịu nhất của mẹ là ngực luôn bị căng, đau trong khoảng thời gian đầu cho bé bú. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu cơn đau và không sợ hãi mỗi lần bé “ti mẹ”

15.6317
Tham khảo từ Askdsear:
 
1.Xoa nhẹ vài giọt sữa mẹ lên núm vú sau mỗi lần bạn cho con bú; sau đó, bạn để “đầu ti” khô tự nhiên. Cách này giúp núm vú mẹ tránh được tình trạng nứt nẻ.

2. Không mặc áo mỏng và để vòng 1 tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Dù chỉ 2-3 phút “phơi” dưới ánh nắng, bầu ngực của bạn sẽ trở nên đau nhức hơn.

3. Tránh dùng xà phòng vệ sinh ngực. Vì quầng vú, bao quanh núm vú chứa rất nhiều tuyến sản xuất dầu tự nhiên trong khi đó, xà phòng có khả năng tẩy trôi lớp dầu này và khiến bầu ngực bị khô, nứt nẻ.
 

4.Cho bé bú trước khi bé bị đói vì khi ấy, bé mút sữa nhẹ hơn và có thể hợp tác, giúp mẹ giảm đau ngực bằng cách bú ngắn. Những cữ bú ngắn, liên tục thường khiến mẹ thoải mái hơn cữ bú dài.

5. Làm tê bầu ngực mẹ trước mỗi lần cho bé bú. Nếu bầu ngực mẹ thường xuyên bị căng đau, trước mỗi lần cho bé bú, bạn thử chườm ngực bằng một chiếc khăn mềm, ẩm được bọc bên trong một cục đá nhỏ.

6. Cho bé bú ở bên ngực ít đau trước. Sau khi bầu ngực ít đau đã chảy sữa, bạn nhanh chóng chuyển hướng cho bé bú ở bầu ngực bị đau nhiều hơn. Cảm giác đau ở bầu ngực thứ hai sẽ bớt dữ dội hơn sau khi sữa đã chảy ra từ bầu ngực thứ nhất.

7. Thay đổi tư thế cho bé bú, bao gồm cả việc cho bé “ti” ngồi hoặc “ti” nằm. Càng thay đổi nhiều tư thế trong một cữ bú, bạn sẽ càng tránh được sức ép lên quầng vú và núm vú khi bé mút sữa.

8. Cho bé bú thường xuyên. Bạn càng giảm tần suất ti mẹ ở bé thì bầu ngực của bạn càng dễ bị đau hơn; vì thế, bạn nên đảm bảo rằng, việc cho bé bú mẹ nên được duy trì thường xuyên và kéo dài trong thời gian cần thiết để sữa mẹ có thể xuống. Sự căng ngực (do sữa không được chảy ra bên ngoài) chỉ làm những cơn đau ngực trầm trọng hơn.

9. Không “hong khô” ngực bằng máy sấy tóc. Dù bầu ngực có thể chịu đựng được hơi nóng từ máy sấy tóc nhưng cách này có thể khiến bầu ngực bị nẻ do lớp da trên ngực bị khô đi.

10. Để ngực được “tự do” sau khi cho bé bú. Sau khi ngực đã hoàn thành “nhiệm vụ”, bạn nên để nó được khô tự nhiên bằng cách mặc một chiếc áo cotton mỏng (mà không cần mặc áo ngực). Cũng nên nói “không” với áo ngực, đặc biệt trong lúc bạn ngủ; thay vào đó, bạn có thể ngủ với kiểu quấn mình trong một chiếc khăn tắm rộng (hoặc ngủ trong một chiếc áo phông rộng) để phòng trường hợp, sữa bị chảy ra trong lúc ngủ.

Nên đợi ngực được khô tự nhiên trước khi bạn mặc áo ngực. Tốt nhất, sau mỗi lần cho bé bú, bạn nên thay một chiếc áo ngực khác và đảm bảo rằng, không có chất lỏng nào còn lưu lại phía trong lớp áo lót của bạn. Nhiều người mẹ bận rộn tới mức không nhận ra rằng, mình đã mặc cùng một chiếc áo ngực trong vòng vài ngày. Chất cặn của sữa sẽ tích tụ ở phía mặt trong của áo lót và khiến cơn đau ngực tồi tệ hơn.

11. Nếu sau khi áp dụng các gợi ý trên mà ngực của bạn vẫn bị đau thì nhiều khả năng, ngực bị viêm nhiễm. Biểu hiện của viêm nhiễm còn có thể xuất hiện sau một vài tuần (hoặc một vài tháng) bạn đang cho bé bú bình thường.

Những nguyên nhân khác khiến ngực đau dai dẳng là mẹ bị mắc chứng chàm hoặc hội chứng Reynaud (rối loạn co mạch).
 
Theo Mẹ và Bé
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]