Chọn trái cây tươi ngon

 
Các loại trái cây dùng để làm nước ép phải đảm bảo tươi ngon, không bị dập, úng và héo. Nếu bạn muốn làm nước ép dứa thì dứa phải được gọt dày vỏ và cắt sâu hết các mắt đề phòng nấm độc Candida tropicalis có thể phát triển ở mắt dứa và những chỗ dập. Dứa, đu đủ gọt vỏ xong, rửa sạch mới bổ ra pha chế. Vải, nhãn, chôm chôm cần rửa sạch, để ráo nước trước khi bóc vỏ.

Làm sạch dụng cụ pha chế

 
Dụng cụ pha chế, chứa đựng nước giải khát phải được rửa sạch và tráng nước sôi. Nước ép trái cây dùng giải khát đều có các axit hữu cơ, do đó nên đựng trong các dụng cụ thủy tinh hoặc đồ sắt tráng men, không nên đựng vào dụng cụ bằng đồng, tôn. 

Không cho thêm nước khi ép

 
Có nhiều người muốn hãm vị chua của hoa quả đã cho thêm nước vào và pha loãng nhưng điều đó sẽ khiến cho nước ép không còn nguyên chất nữa. Cách làm nước ép đúng phải là để hoa quả nguyên chất và uống, như thế thì các thành phần vitamin sẽ không bị mất đi.

Không pha nước ép hoa quả với sữa

 
Nếu trộn hai thứ này với nhau có thể gây đau bụng cho các thành viên trong gia đình bởi trong hoa quả có chứa một lượng nhỏ acid, còn trong sữa lại chứa khá nhiều protein.

Uống nước ép trái cây vào buổi trưa

 
Sau khi đã có sản phẩm là ly nước ép thơm ngon cho gia đình, bạn nên nhớ không uống nước ép trái cây vào buổi sáng vì vị chua trong nước ép có thể khiến bạn bị đau dạ dày. Thời điểm tốt nhất để thưởng thức nước ép trái cây là buổi trưa giúp bạn giải tỏa căng thẳng và bổ sung vitamin cho cơ thể.