Cảnh báo tình trạng trẻ bỏng nặng do cha mẹ sơ suất

Thời gian gần đây ở Viện Bỏng Quốc gia, các ca trẻ em bị bỏng nhập viện gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu là do bỏng hơi nồi cơm điện, bỏng nước sôi, cháo nóng… Sự sơ suất của các bậc làm cha, làm mẹ vô tình khiến những đứa trẻ phải chịu cảnh thương tâm.

0

Đến Viện bỏng Quốc gia, dễ dàng bắt gặp hình ảnh sầu não của người nhà các cháu bé bị bỏngng phải nhập viện cấp cứu, điều trịị.

Nguy cơ lớn từ bỏng nước sôi, hơi nồi cơm điện

Trường hợp cháu Nguyễn Duy Hoàng (Mê Linh, Hà Nội) bị bỏng ở vùng cổ, vết bỏng đau rát nên cháu khóc ngằn ngặt. Mẹ cháu Hoàng vừa bế con vừa than thở: “Con bị bỏng như này là lỗi của mẹ, mẹ biết làm gì cho con nhanh khỏi đây”.

Mẹ cháu Hoàng cho biết: “Chiếc phích nước sôi của nhà tôi để ở trên bàn, do chiếc bàn thấp nên cháu với tay tới khiến chiếc phích bị đổ, nước nóngng chảy theo bàn xuống làm bỏng vùng da cổ của cháu, diện tích bỏng 15% cơ thể”.

Cũng bị bỏng do nước nóng, cháu Nguyễn Ánh Ngọc (3 tuổi, xã Vực Trường, huyện Tam Nông, Phú Thọ) bị bỏng vùng ngực, vùng bên sườn trái và cả vùng cơ quan sinh dục, diện tích bỏng lên tới 30%.

Mẹ cháu Ánh Ngọc ân hận nói: “Nhà tôi làm đậu phụ bán. Như mọi ngày khi tôi làm đậu, cháu chỉ đứng ở cửa nhìn mẹ làm. Nhưng hôm đó, sau khi nhấc nồi đỗ tương vừa đun sôi xuống đất, tôi loay hoay đi lấy cái túi để vắt đậu.

Nghe tiếng con khóc thét, tôi vội vàng chạy ra thì nước đậu nóng đã bắn lên người cháu gây bỏng. Cũng vì do tôi sơ ý không đậy vung kín, cháu mới lại gần cầm muôi trong nồi quấy nghịch, cũng may là cháu không bị ngã vào nồi đậu nóng đó”.

Một trường hợp đáng tiếc khác là cháu Nguyễn Quốc Khánh (hơn 1 tháng tuổi), quê xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, Thái Bình bị bỏng nước sôi. Bố cháu Khánh xót xa kể: “Mẹ cháu đang bế cháu đi lại thì vướng vào cái ghế rồi vấp ngã, vô tình tay quờ vào phích nước nóng làm nước chảy lênh láng. Cháu vơ tay vào vũng nước nóng rồi bôi lên mặt khiến bị bỏng cả vùng tay và vùng mặt”.

Trường hợp cháu Đặng Khôi Nguyên (Hà Nội) bị bỏng hơi nóng từ nồi cơm điện.

Bà cháu kể lại: “Mẹ cháu đặt cháu bò trên nền nhà trong khi nồi cơm điện đang nấu cũng để ngay gần đó. Trong lúc mẹ cháu vào lấy nắm rau ra nhặt, cháu bò đến gần nồi cơm điện, đặt tay lên chỗ thoát hơi của nồi cơm nên bị bỏng. Thấy cháu gào khóc, tôi trên nhà chạy xuống thì tay cháu đã bị bỏng đỏ. Cũng chỉ vì một chút lơ đãng của người lớn nên cháu mới ra nông nỗi này”.

Ở ngay giường bệnh cạnh cháu Nguyên, một phụ nữ trẻ ngồi chăm con, đôi mắt hốc hác kể: “Cháu mới 10 tháng tuổi, nhập viện được 2 hôm nay chú à, cũng chỉ vì tôi sơ ý”. Nhìn bàn tay, bàn chân cháu bé bị băng gạc kín, mọi người xung quanh đều thấy thương cảm.

Phương pháp sơ cứuu nhanh khi bị bỏng

Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút

Khi trẻ không may bị bỏng lửa, nước sôi, cha mẹ và người thân cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng và thực hiện các bước sau:

- Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da cho trẻ.

Tuyệt đối không được dùng nước mắm, kem đánh răng,… hoặc các loại thuốc mỡ bôi để đắp lên vết bỏng. Việc sơ cứu không đúng cách sẽ khiến tình trạng bỏng nặng thêm gây khó khăn trong điều trị. Khi trẻ bị bỏng cha mẹ hoặc người thân cần bình tĩnh, nhanh chóng, nhẹ nhàng  khi sơ cứu tránh trẻ bị sốc.

- Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề.

- Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch

Chú ý

- An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm.

- Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.

Điều quan trọng là cần phòng tránh nguy cơ gây bỏng cho trẻ. Trẻ nhỏ vốn hiếu động, tò mò,… do đó cha mẹ cần luôn chú ý giám sát trẻ, sắp xếp đồ đạc mọi thứ quanh nhà hợp lý. Để phích nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa,... ở nơi trẻ không sờ hoặc với tới được.

Bố trí bếp và nơi nấu ăn hợp lý như để bếp lò phẳng, cao để trẻ không với tới được hoặc có vách ngăn không cho trẻ tới gần. Khi nấu ăn luôn quay cán xoong, chảo vào phía trong. Không để trẻ nhỏ tự ăn, tự tắm vòi nước nóng lạnh, luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ. Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu tránh xa trẻ để không va đụng. Kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống. Không nên ăn thức ăn nóng khi bế trẻ nhỏ,…

Theo BS. Trọng Nghĩa

Sức khỏe và Đời sống

Nguồn: Kiến thức

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]