Chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp mùa nắng

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân mắc bệnh ở trẻ có thể là do sai lầm khi chăm sóc con của cha mẹ.

0

Theo Vnexpress, thời tiết thay đổi nhanh, thất thường làm trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Nhiều trẻ phải tái khám hoặc nhập viện vì các biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ viêm đường hô hấp

Đặc điểm lâm sàng của nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ biểu hiện với các triệu chứng như ho là dấu hiệu thường gặp (83,7%), sau đó là các dấu hiệu sốt (78%), chảy nước mũi (60,8%), viêm họng (65,3%), thở khò khè (43,9%), nhịp thở nhanh (38,5%), rối loạn tiêu hóa (36,4%), thở rít ( 15,5%), co rút lồng ngực (12,4%), cánh mũi phập phồng (12,1%), tái tím (3,2%).

Nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp

Theo các chuyên gia, nguyên nhân phần lớn là do virus chiếm 70-80%. Virus gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng. Chúng xâm nhập vào tế bào niêm mạc nhân bản để phá hủy và lây sang tế bào bên cạnh. Cơ thể sẽ kháng cự nhờ các tế bào IgA sẵn có và đội quân bạch cầu bảo vệ.

Mùa hè, trẻ dễ mắc các bệnh về viêm đường hô hấp

Trong một số trường hợp, cơ thể tiêu diệt không hiệu quả virus từ đường hô hấp trên sẽ nhân bản và xâm nhập xuống đường hô hấp dưới và vào máu gây nhiều biến chứng khác.

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị tái phát viêm đường hô hấp thường cao hơn do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng nội sinh kém, không đủ sức chống đỡ với các mầm bệnh bên ngoài. Do vậy, cần tăng cường sức đề kháng nội sinh từ bên trong cơ thể trẻ để chống lại bệnh tật trong những năm đầu đời.

Sai lầm khi chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp mùa nắng

Báo Vietnamnet cho biết, thời tiết nắng nóng kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp, đồng thời việc đặt máy phun sương trong phòng điều hòa, tạo độ ẩm cao dẫn càng khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.

Thương con thành hại con

Nên đọc

Mùa nắng nóng, không nhiều bố mẹ biết rằng việc dùng kháng sinh kéo dài, ngại xịt nước muối biển, tự thực hiện khí dung tại nhà, đặt máy phun sương trong phòng điều hòa… lại chính là những nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc viêm đường hô hấp hay góp phần làm tình trạng viêm đường hô hấp của con nặng hơn, dễ tái phát.

Cụ thể, đối với tình trạng tự ý cho trẻ điều trị bằng kháng sinh khi bị viêm đường hô hấp, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương khẳng định rằng việc điều trị kháng sinh nhiều đợt kéo dài là hoàn toàn không nên vì sẽ làm tăng men gan, ảnh hưởng tiêu hóa của bé vì kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi cho cơ thể.

Trong khi đó PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cũng cho hay, hầu hết các trường hợp viêm họng không dùng kháng sinh vì 90% là do vi rút. Chỉ dùng kháng sinh điều trị khi nguyên nhân viêm đường hô hấp do vi khuẩn gây bệnh.

Về việc vệ sinh mũi: PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, khẳng định, nếu các cháu không có biểu hiện gì về bệnh thì không việc gì phải nhỏ nước muối suốt vì bình thường mũi đã có cơ chế tự làm sạch rồi.

Nhưng với trẻ đang bị viêm mũi, dùng nước muối biển để xịt là một biện pháp trợ giúp mũi đẩy sạch vi khuẩn khỏi mũi họng và với trẻ chưa biết xì mũi thì cần dùng hút mũi 2 đầu để hút dịch mũi ra.

Đặc biệt, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cảnh báo việc phụ huynh tự đặt khí dung cho con tại nhà bởi đường ống khí dung nếu không được tiệt trùng theo tiêu chuẩn quốc tế như tại bệnh viện thì sẽ thực sự là 1 ổ nhiễm khuẩn khiến bé ốm, bên cạnh đó khí dung có thể gây những phản ứng bất ngờ khiến bé ngừng thở.

Riêng trong sử dụng điều hòa, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, không nên đặt máy phun sương trong phòng điều hòa vì sẽ tạo độ ẩm cao dẫn đến trẻ dễ bị ốm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa phòng điều hòa và bên ngoài cũng làm trẻ dễ bị viêm đường hô hấp.

Chăm con đúng cách

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh và PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, các bậc cha mẹ nên lưu ý một số điểm khi chăm trẻ.

Trước tiên cần giữ cho mũi trẻ luôn khô ráo, sạch sẽ bằng cách tăng cường hút mũi, vệ sinh mũi ngay khi có biểu hiện viêm mũi.

Sau một đợt bị ốm, trẻ thường hay sút cân vì vậy cần phải cho trẻ ăn thêm 1 bữa so với bình thường, kể cả khi đã khỏi ốm để nhanh chóng lấy lại cân nặng như bình thường. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, tăng cường rau xanh và hoa quả.

Để phòng bệnh, bạn có thể nâng cao sức đề kháng cho bé, bạn có thể cho bé uống các sản phẩm tăng sức đề kháng, giữ môi trường sống của bé sạch sẽ, thoáng khí.

Thuốc tham khảo:

+ Bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

+ Phòng và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột hoặc do dùng thuốc kháng sinh dài ngày.

Mỹ Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]