Chế độ ăn phòng bệnh mạn tính

Bệnh mạn tính là nguyên nhân làm giảm năng suất lao động, giảm chất lượng sống, tăng số người tử vong và tàn tật ở các nước.

15.6149
Ở người khoẻ mạnh, có chỉ số BMI [BMI = cân nặng (kg)/chiều cao (cm) bình phương] trong giới hạn bình thường thì nên duy trì chế độ ăn uống và lối sống, vận động, làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi đang có để giữ cho chỉ số BMI hay cân nặng không thay đổi. Nếu bị gầy (BMI dưới 18,5) thì nên tìm cách nâng chỉ số BMI  lên trên 18,5 bằng cách ăn uống nhiều hơn bình thường 20 - 30% năng lượng, trong đó, chú ý ăn nhiều chất đạmchất béo.

Người thừa cân thì nên tìm cách đưa BMI về mức bình thường hay gần bình thường bằng cách giảm 20 - 30% năng lượng ăn vào, tương đương với giảm 1/4 - 1/3 lượng ăn vào hằng ngày, trong đó chủ yếu là giảm chất bột đường, chất béo, chú ý ăn nhiều loại rau sống, rau luộc hoặc nấu canh tương đương 0,3 - 0,5kg/ngày và trái cây ít ngọt như ổi, mận, dâu tây... để cung cấp đấy đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ.
 

Thức ăn cung cấp chất đạm như thịt cá nạc, các loại đậu được duy trì bình thường. Mặt khác, cần tăng cường vận động ít nhất là 30 phút - 2 tiếng/ngày, tránh ngồi lâu trên máy tính để làm tiêu dần lượng mỡ thừa trong cơ thể, đưa chỉ số BMI trở về bình thường. Nếu không đạt kết quả hoặc người béo phì có biến chứng như đái tháo đường, cao huyết áp, tăng cholesterol máu... thì cần đi khám và chữa trị sớm.

Hiện nay, các nghiên cứu cũng cho thấy, có rất nhiều vitamin, khoáng vi lượng và các chất chống oxy hoá có liên quan chặt chẽ với bệnh mạn tính. Các chất như vitamin như vitamin C, vitamin E và  -caroten, Gamma Oryzanol, lycopen... là những chất chống oxy hoá tự nhiên rất mạnh giúp có thể ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính nguy hiểm như bệnh tim mạch, đái tháo đường, huyết áp, ung thư...


Để góp phần ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của các bệnh mạn tính không lây, nên sử dụng các thức ăn có chỉ số đường huyết thấp như gạo lức xay để hạn chế sự gia tăng đường huyết nhanh sau khi ăn, sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức xay có nhiều vitamin nhóm B giúp chuyển hóa các chất bột đường và đặc biệt là chất chống oxy hóa Gamma Oryzanol có trong cám gạo được coi là chất chống oxy hóa rất hiệu quả trong việc ngăn chặn các mô bị oxy hóa.

Đạm, hạn chế ăn thịt đỏ, tức thịt của các động vật như trâu, bò, cừu, dê, nên thay thế bớt các loại trên bằng các loại cá, hải sản như cá hồi, cá ngừ chứa nhiều omega-3, thực phẩm giàu đạm thực vật như vừng, lạc, đậu nành, đậu ván, hạt điều... Các thực phẩm trên ngoài cung cấp chất đạm và dầu thực vật còn cung cấp các chất khoáng và vitamin cần thiết.

Chất béo, nên chọn dầu thực vật và các hạt có dầu như lạc, mè, hạt điều... hạn chế việc dùng mỡ động vật vì chứa nhiều chất axit béo bão hòa dễ gây các rối loạn chuyển hóa làm tăng cholesterol, thừa cân béo phì và xơ vữa động mạch.

AloBacsi.vn (Theo Khoa học & Đời sống)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]