Theo đó, phòng thí nghiệm nhân tạo khoa học máy tính (CSAIL - Computer Science and Artificial Intelligence Lab) thuộc đại học MIT mới đây đã chế tạo thành công một “robot mềm” (soft robot) – tức robot không hề có một thành phần cơ khí nào bên trong – có thể hoạt động trườn, bò và lách vào khe hẹp một cách nhanh chóng mà không cần có sự điều khiển trực tiếp của con người. Con robit này nằm trong dự án nghiên cứu robot mềm do Daniel Rus - giám đốc CSAIL đứng đầu.
Theo các nhà khoa học cho biết, robot dẻo này được làm hoàn toàn bằng cao su silicon và ra đời bằng máy in 3D. Và để nó chuyển động được, nhóm nghiên cứu bao gồm tiến sĩ Andrew Marchese, Robert Katzschmann và Daniel Rus đã thiết kế cho robot của mình bề mặt bên ngoài giống như một quả bóng bơm hơi. Hơi sẽ được bơm vào sẵn, các bóng hơi này sẽ căng/xẹp liên tục để thay đổi hình dạng (điều khiển thông qua bộ điều tiết áp suất nằm sâu trong thân robot), từ đó có thể chuyển động được. Nằm sâu trong thân robot cũng sẽ có mặt của các “khớp” được làm bằng nhôm nhỏ nhằm giúp thiết bị giữ được độ bền nhưng vẫn co giãn một cách linh hoạt. Toàn bộ sẽ được “lập trình” sẵn bằng những thuật toán phức tạp cho những chuyển động khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Cuối cùng, nó có thể hoạt động một cách độc lập mà không cần có sự can thiệp bởi con người.
Từ lâu, các nhà khoa học đã nhận ra tiềm năng của robot mềm và đã tiến hành nghiên cứu chúng. Họ muốn tạo ra thiết bị có thể hoạt động ở các môi trường chật hẹp nhằm thay thế cho các robot “cứng” bị giới hạn bởi nhiều thành phần cơ khí và đòi hỏi phải lập trình chính xác. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều chưa thành công.
Với kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học kì vọng robot mềm có thể ứng dụng cho tìm kiếm cứu nạn hoặc ứng dụng trong y học như hỗ trợ các ca phẫu thuật ít xâm lấn trên cơ thể người trong tương lai gần.