Chữa tưa lưỡi, loét miệng cho bé như thế nào là đúng cách?

(AloBacsi) - Vừa qua, nhiều trẻ bị ngộ độc chì do người nhà bôi “thuốc cam” chữa tưa lưỡi. Vậy nếu không chữa theo cách này thì cho bé dùng thuốc gì?

0

Chào BS của AloBacsi,

Vừa qua, em đọc bài viết này Nhiều trẻ ngộ độc chì khi bôi "thuốc cam" và được biết hiện có nhiều cháu bé bị ngộ độc chì do người nhà bôi “thuốc cam” chữa tưa lưỡi, nóng trong mình.

Vậy nếu không chữa theo cách ấy thì nên cho bé dùng thuốc gì, ăn món ăn nào để chữa tưa lưỡi? Xin bác sĩ hướng dẫn giúp em cũng như những bà mẹ đang có con nhỏ. Em xin cảm ơn.

(Phương Anh - Hà Nội)

Với bé nhỏ khi dùng bất cứ loại thuốc nào, các bà mẹ cần thận trọng
dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh minh họa
Trả lời:

Chào các bà mẹ đang có con nhỏ,

Đối với bé nhỏ có thể ngộ độc tất cả các loại thuốc hoặc các thực phẩm khác chứ không riêng ngộ độ chì, nếu chúng ta sử dụng không đúng liều, không đúng cách hoặc dùng theo sự mách bảo mà không có sự kiểm chứng của cơ quan y tế.

Trường hợp con của chị Nguyễn Thị Thu ở Phúc Thọ - Hà Nội là một bằng chứng, dùng thuốc bôi cho con từ một thầy lang mà chưa có kiểm duyệt của các cơ quan chức năng, dẫn đến hậu quả vừa qua là bé nhiễm độc chì do nồng độ chì trong thuốc bôi miệng cao gấp 6 lần hàm lượng cho phép.

Vậy tại sao trẻ nhỏ dễ bị ngộ độc hơn trẻ lớn và người lớn?

Theo đặc điểm sinh lý bình thường của trẻ nhỏ rất dễ bị ngộ độc hơn trẻ lớn và người lớn vì những lý do sau:

- Sự chuyển hóa các chất độc trong cơ thể chưa hoàn chỉnh

- Chức năng gan và thận hoạt động còn kém…

Trở lại vấn đề tưa lưỡi ở trẻ em, tưa lưỡi là những màng giả màu trắng ở niêm mạc miệng, nằm trên bề mặt của lưỡi, trong trường hợp nhiều có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng và hai bên má. Làm cho trẻ rất đau, dễ quấy khóc và ăn uống sẽ kém, sợ bú. Nguyên nhân thường gặp là do một loại nấm có tên Candida albicans.

Các bạn có thể sử dụng bột gói Nyst hoặc Daktarin Oral Gel rơ miệng cho bé ngày 2 - 3 lần. Tuy nhiên, Daktarin Oral Gel theo khuyến cáo không nên dùng cho bé dưới 6 tháng tuổi.

Để phòng tránh bệnh này, các bà mẹ cần lưu ý trước và sau khi cho con bú cần lau sạch đầu vú, sau khi bé bú xong nhỏ cho bé một ít nước để sữa không đọng lại ở miệng gây lên men. Bình sữa, núm vú cũng cần vệ sinh sạch sẽ, vô trùng sau mỗi lần bú.

Tóm lại, để tránh những sự cố đáng tiếc vừa qua, bác sĩ có lời khuyên cho các bà mẹ: với bé nhỏ khi dùng bất cứ loại thuốc nào (kể cả Tây y lẫn Đông y), các bà mẹ cần thận trọng dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ “cần đúng liều, đúng ngày”, tuyệt đối không dùng thuốc theo sự mách bảo, thuốc không rõ nguồn gốc hoặc thuốc từ những người hành nghề lang băm không có kiểm duyệt của ngành y tế.

Thân chào!

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo 
  

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết.

Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ "gỡ rối" cho chị em về bệnh phụ khoa.

Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: [email protected].

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.
 
AloBacsi.vn
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]