Chữa viêm xoang bằng các bài thuốc từ gừng

Viêm mũi-viêm xoang là biểu hiện tại chỗ ở mũi của bệnh dị ứng toàn thân do niêm mạc mũi trở nên quá nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh (còn gọi là các yếu tố dị nguyên) như thời tiết, phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà, bụi gỗ và một số loại vi khuẩn…

0

Phụ nữ today đưa tin, viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh.

Viêm xoang là tình trạng các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi bị viêm nhiễm hay phù nề, mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh. Ở Việt Nam, có tới 15-20% dân số bị bệnh viêm xoang mũi, trong đó phần lớn là người mắc bệnh mãn tính.

Mỗi khi thời tiết thay đổi, những người bị bệnh viêm xoang thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau đầu liên tiếp, sự mệt mỏi, ho, tắc nghẽn mũi, khó thở, chảy nước mũi,…Là nguyên nhân chính khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, tinh thần uể oải…

Viêm xoang nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng nghẹt mũi, đau nhức mũi, chảy dịch kéo dài có thể gây biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như công việc. Khi bị xoang mãn tính, người bệnh nên sử dụng phương pháp y học cổ truyền để chữa trị triệt để.

Các bài thuốc chữa viêm xoang từ gừng

Sức khỏe và đời sống cho biết, các bài thuốc chữa viêm xoang từ gừng rất đơn giản nhưng lại hữu hiệu để làm giảm các triệu chứng của căn bệnh quái ác này.

Gừng không chỉ là một gia vị quan trọng trong nấu nướng và chế biến món ăn mà nó còn có nhiều tác dụng chữa bệnh. Từ gừng kết hợp cùng một số nguyên liệu khác sẽ tạo thành những bài thuốc chữa trị viêm xoang vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, người bệnh phải đảm bảo không bị dị ứng với loại nguyên liệu này.

Nước cốt gừng

Cách đơn giản nhất là dùng nước cốt gừng. Chuẩn bị 50gr gừng tươi và 500ml nước sạch. Thái mỏng gừng thành từng lát khoảng 2-3mm, cho vào nồi, đổ nước vào và đun lên trong vòng 15 phút. Sau đó, thu lại được một hỗn hợp dung dịch hay còn gọi là nước cốt gừng.

Đợi cho nước cốt gừng bớt nóng thì lấy khăn thấm đều rồi đắp nhẹ lên mặt, hít thở đều hơi nóng phả ra từ khăn. Hơi nóng từ nước gừng có tác dụng trong việc giảm viêm sưng. Các chất có trong gừng sẽ đánh tan lớp nhầy, làm giảm sự hình thành và tắc nghẽ các chất dịch trong xoang mũi. Với cách này, người bệnh có thể thực hiện hàng ngày và trong khoảng thời gian dài. Mỗi ngày làm từ 3-5 lần và mỗi lần 8-10 giây.

Gừng và ngó sen

Người bị xiêm xoang thường xuyên có triệu chứng sốt nóng và mũi bị tắc nghẽn. Để giảm bớt triệu chứng này, cần phải làm theo các bước sau.

Giã nát khoảng 6 g gừng tươi và 30 g ngó sen. Trộn chung chúng lại với nhau và đắp từ chân mày lên trán của người bệnh, đắp cẩn thận để không bị dính vào mắt. Để như thế trong vòng 20 phút, sau đó sẽ thấy cơ thế bớt sốt, trán không còn nóng và người bệnh có cảm giác buồn nôn và có mủ từ hốc mũi trào vào khoang miệng để nôn ra ngoài. Cách này còn được dùng để chữa viêm mũi và viêm mũi dị ứng.

Gừng và củ hành khô

Kết hợp giữa gừng và củ hành cũng là một bài thuốc chữa viêm xoang được ứng dụng khá rộng rãi. Củ hành và gừng giã nhuyễn, chắt bã, lọc lấy nước và trộn chung cả hai loại lại với nhau. Người bệnh viêm xoang dùng nước này nhỏ mũi đều đặn 3-5 lần và nhỏ liên tiếp trong vài tuần, các triệu chứng viêm xoang sẽ giảm đi trông thấy. Chú ý bảo quản dung dịch này ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc, đậy kín nắp để bảo quản tốt nhất.

Những trường hợp chống chỉ định với gừng

- Phụ nữ có thai, bệnh nhân tiểu đường, có tiền sử bệnh tim hay người hay ra mồ hôi thì không được sử dụng sử dụng các bài thuốc từ gừng thường xuyên.

- Không dùng gừng cho người trong tình trạng trước và sau khi phẫu thuật, người bị cảm nắng, hay người đang chảy máu (máu cam, máu răng, nôn ra máu, tiểu ra máu…).

Lưu ý thêm, các bài thuốc về gừng thì nên sử dụng gừng già khi đã có xơ và để cả vỏ thì mới phát huy hết công hiệu của nó.

Tham khảo thuốc:

Thuốc xịt mũi Thái Dương: Điều trị các triệu chứng: hắt hơi liên tục nhiều lần không dứt dẫn đến đỏ mũi, ngứa họng, viêm tắc, chảy nước mũi, mệt mỏi, khó chịu. Sổ mũi, nghẹt mũi, viêm tắc, ứ đọng dịch đờm nhầy trong xoang mũi, xoang trán...mỗi khi tiếp xúc với dị nguyên. Ngứa mũi, khô mũi, sổ mũi, cảm giác khó chịu ở mũi, viêm mũi do cảm cúm.

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]