Chuyên gia khuyên mẹ bầu chỉ sinh con vào mùa tốt nhất?

Thông thường, việc thụ thai diễn ra vào mùa Xuân và em bé sẽ được sinh ra vào đầu mùa Đông nhưng các bác sỹ cho rằng, cả thời điểm thụ thai và sinh sản đều không tốt cho thai nhi.

15.5631
 

 

Có những năm được coi là năm vàng và các cặp vợ chồng thường đua nhau cưới sớm để có con được sinh ra trong đúng năm vàng đó. Tuy nhiên các cặp vợ chồng nên biết không phải thời gian nào trong năm cũng thích hợp cho việc thụ thai. Những lời khuyên của chuyên gia dưới đây sẽ tư vấn cho các cặp vợ chồng cách lựa chọn thời điểm phụ nữ mang bầu tốt nhất giúp cho con sinh ra khỏe mạnh, thông minh và không bị khiếm khuyết nhất.

Nên sinh con vào cuối mùa xuân, đầu hạ là tốt nhất

Trong bốn mùa 12 tháng, cần chọn tháng thụ tinh có lợi cho sự phát dục của bào thai. Theo nhiều nghiên cứu, mang thai mùa Đông, Xuân không tốt bằng mùa Hạ, Thu. Bởi mùa Đông không khí trong và ngoài phòng ở ô nhiễm khá nặng, mùa Xuân lại dễ mắc các bệnh vì siêu vi trùng, đều không có lợi cho bào thai thời kỳ đầu. Ô nhiễm không khí có thể làm các gene di truyền và nhiễm sắc thể trong tế bào cơ thể phát sinh dị thường, dẫn đến hiện tượng quái thai. Nồng độ SO2 trong không khí mùa Đông cao hơn hẳn các mùa khác (nhất là ở các khu công nghiệp) nên những khiếm khuyết ở các đứa trẻ thụ thai vào mùa Đông cao hơn hẳn các mùa khác.


Mùa thu được đánh giá là mùa mang thai tốt nhất.

Vào mùa xuân, độ ẩm trong không khí tăng lên rất cao khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng và gây ra các bệnh siêu vi trùng như thủy đậu, cúm, sởi…bùng phát thành dịch cao và xâm nhập vào nhau thai tạo thành quái thai. Chưa kể thời tiết mua xuân thay đổi rất thất thường khiến chị em phụ nữ đang mang thai bị nhiễm lạnh ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Các nghiên cứu cho thấy rằng, thụ thai tốt nhất là vào các tháng 7, 8, 9 trong năm (mùa thu). Vì ba tháng đầu của thai nhi là thời kỳ quan trọng để hoàn chỉnh tổ chức (các bộ phận cơ thể phân hóa, hệ thần kinh phát triển).

Mùa hạ cũng là mùa được các chuyên gia lựa chọn tư vấn mẹ bầu mang thai vào mùa này.

Dịp cuối thu và đầu đông, khí trời trở nên ôn hòa, mát mẻ, phụ nữ mang thai đã qua kỳ thai nghén nên nhu cầu ăn tăng. Đây lại đúng mùa thu hoạch nên đảm bảo dưỡng chất cho cả mẹ và con. Đúng kỳ sinh nở sẽ rơi vào cuối xuân và đầu hạ, thực phẩm lúc này đã rất phong phú nên sản phụ sẽ được tăng cường dưỡng chất để phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Về phía trẻ sơ sinh, mùa này dễ chăm sóc do mặc ít áo. đến lúc trẻ lớn lên cần ăn thêm thì đã vào Đông – khi tránh được cao điểm của các bệnh dịch đường ruột mùa Hè. Đến khi cai sữa đã là mùa Xuân ấm áp, rau tươi phong phú sẽ là nguồn dinh dưỡng quan trọng để trẻ phát triển cơ thể và trí tuệ.


Do vậy, các chuyên gia cho rằng, trẻ sinh vào cuối Xuân, đầu Hạ thể chất tốt, ít mắc bệnh. Để sinh con được đúng như ý và có điều kiện nuôi con tốt nhất với thiên thời địa lợi nhân hòa thì chị em nên thụ thai vào tháng 4, 5. Ngoài ra các cặp vợ chồng cũng phải đảm bảo sức khỏe, tinh trùng và trứng đạt chất lượng tối ưu. Lưu ý thêm vấn đề kinh tế để em bé sinh ra không gặp phải cảnh thiếu thốn. Chí ít khi con 2-5 tuổi mới nên nuôi bé một mình.

Thông thường, việc thụ thai diễn ra vào mùa Xuân và em bé sẽ được sinh ra vào đầu mùa Đông nhưng các bác sỹ cho rằng, cả thời điểm thụ thai và sinh sản đều không tốt cho thai nhi.

Một nguyên nhân khiến việc thụ thai và sinh con vào mùa Đông không tốt là do tác động từ môi trường sống thay đổi. Môi trường ô nhiễm dễ gây ra các dị tật bất thường cho thai nhi, và mùa đông là mùa nồng độ ô nhiễm cao hơn hẳn so với các mùa khác.
Nhưng một lẽ thường là tỷ lệ thai nhi thụ thai vào mùa Đông lại rất cao bởi mùa Thu, Đông là mùa kết hôn của các cặp uyên ương và sau đó là thụ thai, sinh con mà không có tính toán trước. Hơn nữa, không khí trong nhà vào mùa Đông thường khó lưu thông do luôn bị đóng cửa kín, đây cũng là một nguyên nhân khiến không khí thêm phần độc hại.



Cũng có rất nhiều cặp uyên ương lựa chọn thụ thai vào mùa Xuân vì cho rằng đây là mùa đâm chồi, nảy lộc, rất tốt cho sự sinh sôi, phát triển. Các nhà khoa học lại đưa ra ý kiến khác, vào mùa Xuân, độ ẩm trong không khí rất lớn, là điều kiện cho các vi trùng như cảm, cúm, thủy đậu… sinh sôi, nảy nở, dễ xâm nhập vào thai ở những tuần đầu mới hình thành. Hơn nữa, thời tiết vào mùa Xuân không ổn định, mưa, ẩm, khô, nắng thất thường, dễ khiến bà bầu bị ốm, cảm, gây tác động không nhỏ cho thai nhi.

 Nên sinh con cách nhau bao nhiêu năm?

Sau con đầu lòng, việc sinh con thứ hai vào thời điểm nào tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó có thể là sức khỏe của mẹ, tài chính của gia đình, các kế hoạch phát triển sự nghiệp hay là tuổi tác. Thường những phụ nữ có tuổi cao (trên 35 tuổi) nên sinh con thứ hai sớm nhất trong khả năng cho phép để hạn chế các rắc rối cho thai nhi.


Tuy nhiên, việc sinh con quá gần (dưới 20 tháng), điển hình như “ba năm hai đứa” sẽ khiến mẹ khó có đủ sức khỏe để đảm đương, gây ra những hệ lụy về sau. Thời gian này quá ngắn để cơ thể mẹ hồi phục lại những tổn thương từ lần sinh con trước. Đặc biệt với những mẹ sinh mổ nếu vội vàng mang thai lại mẹ có thể đối mặt với nguy cơ nứt vỡ tử cung do vết mổ chưa hoàn toàn lành lặn.

Những mốc sinh con lý tưởng cho mẹ:

– 2 năm đến 2,5 năm: Đây được xem như là thời gian tối thiểu để mẹ nên có em bé tiếp theo nếu mọi thứ đều ổn thỏa và mẹ không thích trì hoãn việc sinh nở. Lúc này sức khỏe của mẹ đã hồi phục hoàn toàn. Và khoảng cách sinh 2 năm cũng cho thấy bé sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn khi học các môn học như toán và tập đọc. Bạn cũng sẽ tận dụng được rất nhiều đồ của bé lớn dành cho bé nhỏ, tiết kiệm được không ít chi phí cho gia đình. Tuy nhiên, có thể mẹ sẽ phải đối mặt với sự mè nheo của bé lớn suốt ngày vì tị nạnh với em đấy.

3 năm: Bé lớn lúc này đã biết “có em” là gì và sẽ giúp mẹ tích cực trong việc chăm sóc em như: lấy bình sữa giúp mẹ, lấy khăn lau cho em giúp mẹ hay ngồi nhìn em cười cả giờ đồng hồ và gọi mẹ nay khi thấy em mếu máo…Đồng thời lúc này bé lớn cũng đã tự lập hơn nên mẹ cũng không phải vất vả nhiều khi chăm sóc hai con.

5 năm:Đây là khoảng thời gian được xem như là tối đa để bạn nên sinh con lần hai. Việc sinh con muộn hơn thời gian này có thể khiến thai nhi gặp một số các bất trắc do bệnh tiền sản giật.

TUỆ ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]