Cứ trở trời là bé lại ho, viêm họng, làm sao phòng ngừa?

Con gái tôi 17 tháng. Cứ mỗi khi thay đổi thời tiết là cháu lại bị ho và viêm họng mặc dù gia đình đã vệ sinh cho cháu rất cẩn thận. Có cách nào để hạn chế không?

0
Chào bác sĩ,

Con gái tôi 17 tháng. Cứ mỗi khi thay đổi thời tiết là cháu lại bị ho và viêm họng mặc dù gia đình đã vệ sinh cho cháu rất cẩn thận. Mỗi khi cháu ho, tôi có hấp lá húng chanh với mật ong hoặc chanh đào ngâm đường phèn cho cháu uống và kiêng những đồ ăn tanh như tôm, cua, cá... nhưng đều không khỏi và tôi phải đưa cháu đi khám và phải dùng đến thuốc kháng sinh.

Việc uống nhiều thuốc kháng sinh như vậy liệu có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của bé không? Có cách nào để hạn chế viêm họng và ho ở trẻ nhỏ? Chân thành cảm ơn!


(Thanh Huyền- thanh…@yahoo.com)
Ảnh minh họa

Bạn Thanh Huyền thân mến,

Trẻ em sau sinh, cơ thể chỉ nhận được một số lượng nhỏ kháng thể do mẹ truyền qua nhau thai. Sau 6 tháng, các kháng thể sẽ giảm dần, do đó, sức đề kháng của cơ thể trẻ rất yếu trước sự tấn công của mầm bệnh trong môi trường sống, trẻ dễ và hay mắc bệnh là vì vậy.

Để phòng, chống một số bệnh lý nguy hiểm (sởi, thủy đậu, viêm gan siêu vi, lao, bạch hầu, bại liệt...),  chúng ta có. Đưa vào cơ thể trẻ những mầm bệnh đã bị làm yếu, không còn khả năng gây bệnh, kích thích hệ miễn dịch tiết ra các kháng thể đặc hiệu, chuyên biệt chống lại mầm bệnh.

Ngoài ra, môi trường sống còn rất nhiều mầm bệnh khác do virus, vi khuẩn, vi nấm... kết hợp với những yếu tố không thuận lợi như: ô nhiễm, khói bụi, lạnh, nóng... làm cho trẻ hay bị mắc bệnh. Nhất là trẻ từ 6 tháng tới 3 tuổi.

Trong thời gian này trẻ mắc bệnh hàng chục lần, nguyên nhân thường gặp nhất là do virus. Sau những lần mắc bệnh cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh. Sau 3 tuổi, các chủng loại kháng thể tương đối đầy đủ, cơ thể đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh, trẻ sẽ bớt đau ốm.

Trường hợp con bạn hay bị nhiễm bệnh là điều dễ hiểu. Bạn không nên bắt trẻ kiêng ăn chất tanh, mà ngược lại mới phải, cho trẻ ăn nhiều chất dinh dưỡng, chất đạm, chất béo (hay còn gọi là chất tanh), có như vậy trẻ mới mạnh khỏe, chóng lớn nhé.

Cần giữ ấm, tránh khói bụi, nóng, lạnh, nơi đông người... cho trẻ phơi nắng, bố trí nơi rộng, thoáng, sạch cho trẻ vui chơi vận động.

Khi trẻ mắc bệnh, nếu sốt nhẹ, ăn chơi bình thường, không cần phải uống thuốc, chỉ cần lau mát, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày, bạn theo dõi tổng trạng và diễn tiến sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ bứt rứt, khó ngủ, ho nhiều và nặng, ăn kém, sốt cao... là những dấu hiệu trở nặng, bạn phải đưa trẻ đi khám bệnh nhé. Bác sĩ khám cho toa thuốc phù hợp với mức độ và tình trạng bệnh lý.

Thuốc kháng sinh nếu dùng đúng, dùng đủ thì không ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ.

Hy vọng những thông tin hữu ích cho bạn. Xin chào và chúc gia đình bạn nhiều sức khỏe, may mắn!

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: [email protected] .

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]