Đau mỏi chân tay có phải biểu hiện giãn tĩnh mạch?

Giãn tĩnh mạch chân và tay, đặc biệt là giãn tĩnh mạch chân là bệnh hay gặp ở người lớn tuổi, người béo phì, người làm công việc phải đứng nhiều.

15.599

Bác sĩ cho em hỏi sao tay chân em thường hay bị mỏi vào ban đêm và có cảm giác nặng tay chân. Khi em ngồi dậy hoặc đứng lâu gân tay chân nổi và rất ngứa. Đây có phải triệu chứng của giãn tĩnh mạch không Bác sĩ. Nếu vào bệnh viện khám thì vào chuyên khoa nào Bác sĩ? Em cảm ơn!

Giãn tĩnh mạch là biến chứng của suy van tĩnh mạch

ThS. Chu Văn Điểu - Chuyên khoa Thần kinh - Từng làm việc tại Bệnh viện Tâm thần TW trả lời:

Chào bạn! Bạn có triệu chứng mỏi và nặng tay chân vào ban đêm, Nếu ngồi và đứng lâu thì gân tay chân nổi lên rõ và rất ngứa. Bạn hỏi các triệu chứng trên có phải là triệu chứng của giãn tĩnh mạch không? Tôi xin trả lời bạn như sau:

Giãn tĩnh mạch chân và tay, đặc biệt là giãn tĩnh mạch chân là bệnh hay gặp ở người lớn tuổi, người béo phì, người làm công việc phải đứng nhiều. Giãn tĩnh mạch là biến chứng của suy van tĩnh mạch. Tức là sau một thời gian bị suy van tĩnh mạch, hiện tượng viêm và ứ trệ tuần hoàn trong lòng tĩnh mạch sẽ làm thành của các tĩnh mạch bị yếu đi và giãn lớn ra. Khi giãn tĩnh mạch nông thường hay gặp và rễ quan sát thấy vì nó nằn ngay dưới da. Tĩnh mạch bị giãn nổi lên ngoằn ngoèo như như những co giun trên bắt cơ tay và chân. Bệnh này cũng có yếu tố di truyền như mẹ có thể di truyền cho con gái.

Bệnh nặng dần theo cấp độ:

- Cấp độ I: Cảm giác nặng chân, tê chân.

- Cấp độ II: Phù chân khi đi lại hay khi đứng nhiều.

- Cấp độ III: Giãn và nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên bắp thịt.

- Cấp độ IV: Giãn tĩnh mạch và có thay đổi sắc tố da nhìn sậm màu.

- Cấp độ V: Giãn tĩnh mạch và có vết loét dinh dưỡng ở chân

- Cấp độ VI: Các vết loét dinh dưỡng này điều trị mãi không lành.

Như vậy bạn có thể bị giãn tĩnh mạch ở giữa cấp độ I và II. Vì bạn đã có biểu hiện tê mỏi và nặng tay chân, nếu đứng lâu thì tĩnh mạch nổi lên rõ. Đó là tĩnh mạch nổi lên chứ không phải gân nổi lên như bạn nói đâu. Còn hiện tượng ngứa thì bạn phải đi khám da liễu xem lý do ngứa là gì nhé. Bệnh giãn tĩnh mạch bạn đến khám tại khoa tim mạch, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ khám và chỉ định điều trị cho bạn nhé.

Chào Bác sĩ! Cháu năm nay 20 tuổi, giới tính nam. Thưa Bác sĩ cháu bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, đã phẫu thật được hơn 3 tháng. Chỗ mạch máu bị giãn da đã bé lại, nhưng thỉnh thoảng cháu sờ vẫn thấy những mạch máu đó nổi loằng ngoằng nhưng bé hơn lúc trước. Vậy Bác sĩ cho cháu hỏi cần bao nhiêu lâu sau khi phẫu thuật nhãng mạch máu bị giãn da mới teo hẳn đi. Mong Bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu cảm ơn Bác sĩ.

TS. Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E trả lời:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng dãn các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn. Nó thường xuất hiện ở tinh hoàn trái. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường do máu chảy ngược về chỗ thấp (thay vì chảy về tim), giống như tình trạng giãn tĩnh mạch chi dưới.

Khi máu dồn lại, tập trung ở những tĩnh mạch phía trên tinh hoàn, nó có thể làm giảm số lượng và chất lượng của tinh trùng. Trong nhiều trường hợp, số lượng tinh trùng có thể cải thiện sau khi điều trị.Không phải tất cả bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh đều cần phải phẫu thuật, thậm chí, trong trường hợp tĩnh mạch thừng tinh không giãn to hơn và không gây khó chịu thì có thể không cần điều trị. Còn ngược lại, khi bệnh tiến triển nhanh và gây đau đớn kéo dài, bệnh nhân sẽ buộc phải thực hiện phẫu thuật (cột tĩnh mạch thừng tinh giãn) để cột các tĩnh mạch giãn chung quanh tinh hoàn.thừng tinh nhẹ còn gọi là giãn thừng tinh sinh lý.

Các biến chứng sau phẫu thuật là:

+ Tràn dịch tinh mạc hoặc gia tăng lượng dịch quanh tinh hoàn chiếm khoảng 2-5%.

+ Phẫu thuật thành công thường làm tăng kết quả có con cho các cặp vợ chồng tuy nhiên tỉ lệ tái phát ghi nhận cũng khá cao khoảng 10% , nhiều báo cáo ghi nhận tỉ lệ tái phát trong những trường hợp phẫu thuật vi phẫu chỉ khoảng 1% - 2%.

+ Đau bìu sau mổ vẫn có thể tồn tại khoảng 8 - 11% tùy theo tác giả.

+ Thương tổn động mạch tinh chiếm khoảng 0,9% và tỉ lệ này cao hơn nhiều nếu không dùng kính phóng đại vi phẫu. Tỉ lệ teo tinh hoàn phổ biến là 5%.

Bạn bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, đã mổ được 3 tháng. Thông thường với thời gian này thì đã có thể khẳng định được là phẫu thuật có thành công hay không. Bạn vẫn còn thấy xuất hiện mạch máu đó nổi loằng ngoằng tuy bé hơn lúc trước nhưng cũng không nên bỏ qua. Bạn nên đi tái khám để loại trừ khả năng tái phát.

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]