Dị ứng: Có thể chữa khỏi

Ngày 9-6-2006, N.Đ.P.C, 17 tuổi, ngụ tại Bình Dương, đã đến Trung tâm Medic để chẩn đoán nguyên nhân gây nên ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi, đỏ mắt, ho khò khè, khó thở. Bệnh nhân C. đã chịu tình trạng này từ khi còn nhỏ và điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi hẳn

15.6004
Các bác sĩ chẩn đoán đây là bệnh do dị ứng và chỉ điều trị triệu chứng tạm thời, sau đó bệnh lại tái phát vì dị ứng được xem là bệnh do miễn dịch và không thể trị khỏi. 1.001 nguyên nhân gây dị ứng Tại Trung tâm Medic, bệnh nhân C. đã được bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây dị ứng bằng xét nghiệm trên da và kết luận là do bụi nhà. Việc xác định nguyên nhân gây dị ứng giúp thầy thuốc dễ dàng có cách điều trị cụ thể đối với từng tác nhân gây dị ứng. Hiện nay có rất nhiều tác nhân gây dị ứng. Bác sĩ Trần Ngọc Ánh, Bệnh viện (BV) Da Liễu TPHCM, cho biết đó có thể là thức ăn như tôm, cua, cá, đậu phộng, sầu riêng... hoặc là mùi thơm, côn trùng, phấn hoa, lông súc vật và cả không khí trong phòng máy lạnh. Dị ứng thường là do cơ địa và mang tính di truyền. Nếu bạn bị dị ứng thì chắc chắn 40% trường hợp những đứa con sinh ra sẽ “kế thừa” căn bệnh này từ người cha. Còn nếu cả cha và mẹ cùng bị dị ứng thì khả năng di truyền sẽ lên đến hơn 60%. Tùy theo cơ thể từng người mà dị ứng có những biểu hiện khác nhau và mức độ mẩn cảm cũng... không giống nhau. Có người bị dị ứng với biểu hiện nổi chàm nhưng người khác bị viêm mũi quanh năm, nổi mẫn đỏ, hắt xì hơi hoặc khó thở... Cũng có nhiều người dị ứng với nhiều biểu hiện cùng lúc. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân gây dị ứng dựa trên những biểu hiện của bệnh rất khó khăn nên việc phòng ngừa và điều trị chỉ mang tính chất tạm thời. 90% trường hợp dị ứng do môi trường Qua khám và điều trị cho hơn 10.000 trường hợp bị dị ứng tại Trung tâm Medic, bác sĩ Lư Hoàng Vũ, Khoa Dị ứng, xác định có đến 90% trường hợp bị dị ứng là do bụi nhà. Đó là quần áo bằng vải sợi, tế bào da chết, vi khuẩn, phân gián, nấm mốc thực phẩm thiu và những mảnh vỡ vụn khác... Trong đó, đặc biệt “con mạt nhà” acariens được xem là thủ phạm của khoảng hơn 50% trường hợp bị dị ứng, sống chủ yếu trong chăn, màn, chiếu, gối... Nhiều người vẫn cho rằng máy lạnh là nguyên nhân gây dị ứng, nhưng theo bác sĩ Lư Hoàng Vũ, máy lạnh không phải là tác nhân gây dị ứng mà vì có một số loại vi khuẩn hoặc một số tác nhân trong phòng lạnh gây nên tình trạng “khó ở”. Dị ứng, hen suyễn, viêm mũi... không gây tai biến nặng nề nhưng luôn làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến năng suất lao động. Nặng hơn, dị ứng có thể gây ảnh hưởng đường thở và dẫn đến tử vong nếu người bệnh không trở tay kịp. Giải mẫn cảm đặc hiệu bằng dị nguyên Trước đây, do không xác định được nguyên nhân cụ thể gây dị ứng nên người bệnh đã phải sống chung với tình trạng mẫn cảm suốt đời. Họ chỉ có thể dùng “giải pháp tình thế” như uống thuốc giảm ngứa, giảm đau... Hiện nay tại Trung tâm Medic, các bác sĩ đã có thể tìm ra “đích danh” hơn 50 đối tượng gây dị ứng bằng cách test nhanh trên da hoặc thử máu. Hầu hết đối với những dị nguyên khác như thức ăn, mùi thơm... sau khi tìm ra nguyên nhân, bác sĩ chỉ điều trị bằng thuốc trong một thời gian và khuyên bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với những tác nhân này. Tuy nhiên, với “đối thủ” bụi nhà, mọi người phải sống chung suốt đời nên không thể tránh tiếp xúc. Vì vậy, bác sĩ phải tiêm dị nguyên cho bệnh nhân nhằm tạo cho cơ thể một sự thích nghi với tác nhân gây dị ứng. Theo bác sĩ Lê Huỳnh Mai, BV Tai Mũi Họng TPHCM, đây là phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu bằng dị nguyên, là phương pháp cơ bản duy nhất phòng ngừa và điều trị bệnh dị ứng. Tuy nhiên, để điều trị khỏi bệnh, bệnh nhân phải được tiêm dị nguyên kéo dài có khi từ 2-3 năm với liều lượng từ thấp đến cao. Vì vậy, đa số bệnh nhân khi thấy bệnh thuyên giảm đã tự ý bỏ cuộc, sau đó tình trạng dị ứng lại tiếp tục tái phát. Nếu bệnh nhân kiên nhẫn điều trị đủ thời gian, hiệu quả đạt từ 80-90%.
Tự bảo vệ trước tác nhân gây dị ứng trong nhà - Hút bụi nhà một tuần hai lần bằng máy hút bụi. - Phòng ngủ phải thoáng mát, có ánh sáng, sách vở, quần áo không để trong phòng ngủ. - Nên có áo bọc cho những nệm, gối bằng nhựa. - Thủ tiêu các ổ bụi, giặt giũ màn che, thảm... và đem phơi nơi có ánh sáng mặt trời, dùng gối cao su, tránh đồ dùng có lông hay gối bông gòn. - Không nuôi chó, mèo, chim cảnh... trong nhà. Vệ sinh để giảm thiểu con mạt nhà là biện pháp hữu hiệu nhất góp phần cho việc điều trị đạt kết quả.

(Nguồn: Trung tâm Medic TPHCM)

Nhất Phương
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]