Đo ngón tay để biết có bị bệnh tim hay không

Phó giáo sư Gary Pierce, tới từ Đại học Iowa (Mỹ), đã phát triển một phương pháp phát hiện bệnh tim mới bằng cách đo nhịp đập của mạch ngón tay.

15.6018
Độ cứng động mạch ám chỉ năng lực co dãn của động mạch theo chu kỳ co bóp tống máu vào tim. Tiến sĩ Bernhard Kaess, thuộc viện Nghiên cứu Tim Framingham cho hay, độ cứng động mạch chủ liên quan đến bệnh tim, nếu độ cứngcàng cao càng làm tăng nguy cơ phát triển chứng cao huyết áp, dễ dẫn tới đột qụy.


Thông thường, các bác sĩ sử dụng biện pháp đo độ cứng động mạch chủ bằng cách đo mạch cảnh ở cổ hay động mạch đùi ở vùng háng. Tuy nhiên, biện pháp đo mạch ngón tay của Pierce kết hợp với chỉ khối cơ thể và tuổi tác cũng cho phép các bác sĩ biết được sức khỏe động mạch chủ.

Giáo sư Pierce khẳng định, công nghệ đo mạch ngón tay là biện pháp đơn giản và gần như là chính xác so với kết quả vẫn đang sử dụng. Thậm chí là tốt hơn đối với những bệnh nhân béo phì, đối tượng khó khăn trong việc kết quả đo mạch ở cổ hay ở đùi. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trênTạp chí Sinh học - Tim và hệ tuần hoàn sinh học.

Năm 2004, các nhà khoa học Mỹ cũng từng xác định nguy cơ bệnh tim qua đầu ngón tay. Bằng phương pháp có tên RH-PAT, các nhà nghiên cứu sử dụng máy dò để theo dõi sự thay đổi khối lượng của đầu ngón tay khi có máu đi qua. Kế tiếp, họ bơm căng vòng huyết áp để hạn chế dòng máu chảy xuống cánh tay trong vòng 5 phút sau đó tháo ra. Kết quả cho thấy, ở những người khỏe mạnh, khối lượng đầu ngón tay tăng rõ rệt sau khi dòng máu được chảy xuống song phản ứng diễn ra khá chậm ở những người có bệnh. Vì vậy, phương pháp kiểm tra này sẽ trở thành công cụ giám sát giúp các bác sĩ phát hiện và điều trị hiệu quả hơn cho những bệnh nhân tim mạch.

AloBacsi.vn
Theo Hương Nguyên - Sống Mới Online/Huffingtonpost
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]