Dùng thuốc chữa nhọt ở trẻ nhỏ

Con trai tôi năm nay hơn 4 tuổi, mấy ngày trước, ở phía sau đầu cháu sưng lên một cục nhỏ, nóng, đỏ, mềm, càng ngày càng to, có mủ.

15.6024

Cháu rất đau. Xin hỏi có phải cháu bị nhọt không? Có thuốc nào chữa nhanh khỏi không?

Ngô Thúy Lan (Thạch Thất - Hà Nội)

Như trong thư chị kể, rất có thể cháu đã bị nhọt (đầu đinh). Đây là tình trạng nhiễm trùng cấp tính tạo thành mụn mủ ở quanh các nang lông, thường gây ra do tụ cầu vàng. Nhọt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nam.

 Biểu hiện ban đầu là nổi các cục sưng nóng đỏ, mềm, kích thước to dần, sau đó chảy mủ và “ngòi”, cuối cùng liền để lại sẹo trên da sau 1 vài tuần.

Trẻ thường có sốt kèm theo. Hầu hết bệnh nhân chỉ có 1-2 nhọt và khỏi hoàn toàn, một số ít trường hợp có nhiều nhọt và diễn biến dai dẳng.

Vị trí thường gặp của nhọt ở trẻ em là vùng da đầu, mặt, ở người lớn là thân mình, mông, vai cổ, nách và vùng ria mép. Các biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm nhất của nhọt là nhiễm trùng huyết và huyết khối tĩnh mạch xoang (với nhọt ở vùng mặt).

Để điều trị, cần chích rạch để dẫn lưu mủ và sử dụng các kháng sinh có tác dụng tốt với tụ cầu vàng như dicloxacillin, erythromycin, azithromycin, clindamycin… trong thời gian 7- 10 ngày.

Những trường hợp nhọt diễn biến kéo dài cần phối hợp giữa kháng sinh đường uống hoặc tiêm truyền với kháng sinh dùng tại chỗ, tắm hằng ngày với xà phòng sát khuẩnvệ sinh răng miệng bằng dung dịch sát khuẩn để loại bỏ đường vào của vi khuẩn.

Cần lưu ý giữ vệ sinh tối đa tại chỗ tổn thương và tránh nặn nhọt bằng tay.

Theo BS. Huy KhánhSức khỏe và đời sống

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]