Theo Dailymail, các chuyên gia cảnh báo bụi và vi trùng sống trong lớp nệm gây ra bệnh hen suyễn, sốt, cảm cúm và có thể gây cả ngộ độc thực phẩm.
Sau một ngày dài làm việc, không có gì thư giãn hơn là việc leo lên chiếc giường êm ái. Vậy giường ngủ có gây bệnh không? 
 Theo tiến sĩ Lisa Ackerley, một chuyên gia cho biết ẩn bên dưới những tấm nệm là hàng triệu sinh vật nhỏ bé có thể làm cho chúng ta bị bệnh.
Ẩn bên dưới những tấm nệm là hàng triệu sinh vật nhỏ bé 
Nệm, chăn, gối trở thành nơi chứa các tế bào da của con người, đây là nơi tích trữ bụi bẩn.  Những sinh vật nhỏ bé, lần lượt sinh sôi làm tăng nguy cơ gây dị ứng. Ngay cả drap trải giường cũng có thể chứa vi sinh vật có thể gây ra các bệnh khó chịu.
"Trong một tuần lễ con người có thể “thải” ra gần 15 gram da và chúng đều ở trên giường ngủ”.  Giường ngủ là môi trường lý tưởng để sản sinh mạt bụi. Trong mỗi chiếc giường có cả chục triệu mạt bụi. "Thường thì mọi người ra khỏi nhà vào ban ngày, do đó, họ đóng cửa sổ như thế trong nhà sẽ ẩm”. Bản thân ve bụi thì vô hại, nhưng phân của chúng và những mảnh cơ thể nhỏ có thể gây ra dị ứng, khiến cơ thể giải phóng histamin để tấn công các chất gây dị ứng. Điều này có thể gây ra bệnh chàm, gây sốt. Bọ ve trong bụi có thể là một yếu tố lên đến 80% gây bệnh hen suyễn.
Tiến sĩ Ackerley, nói thêm: "Chúng có thể gây ra viêm mũi, ho, khô mắt. Ve bụi có thể làm phiền giấc ngủ. Những người bị dị ứng khác thì có thể sẽ cảm thấy tồi tệ hơn.”
Mọi người dành rất nhiều thời gian trên giường, có những người chọn ngủ không mặc quần áo nên nệm có thể trở thành một nơi sinh sản của vi sinh vật, gây ra các bệnh nguy hiểm.
Bạn cần hút bụi thường xuyên, ngay cả sàn cứng cũng cần hút bụi chứ không phải chỉ có thảm mới nhiều bụi. Mở cửa sổ cho thoáng khí cũng là lựa chọn tốt. Tránh giặt chăn nệm tại các tiệm giặt ủi vì có thể những chiếc máy giặt công cộng đã từng giặt những chiếc chăn hay quần áo của những người mắc bệnh. Nên giặt ở nhiệt độ cao và có thể dùng chất khử trùng.
Cẩm Tiên