Giúp "tam giác mật" thơm tho, không bệnh tật

Để âm đạo khỏe mạnh, bạn cần phải giảm thiểu lượng đường và ăn sữa chua hàng ngày.

0

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ lại chỉ chăm chút cho những vẻ đẹp bên ngoài của mình mà thường bỏ quên chăm sóc âm đạo. Dưới đây là một hướng dẫn đơn giản để giữ âm đạo khỏe mạnh và không bị những bệnh khó chịu ghé thăm.

1. Giữ sức khỏe âm đạo khỏe mạnh

Lý do là vì trong sữa chua có chứa nhiều các vi khuẩn có ích có lợi cho môi trường âm đạo của bạn. Giảm tiêu thụ đường vì nó sẽ giết chết các vi khuẩn có ích.

2. Giữ cơ thể luôn sạch sẽ

Một nguyên nhân khiến các nhiễm trùng xảy ra chỉ đơn giản là vì cơ thể bạn có quá nhiều mồ hôi mà không được loại trừ nên dẫn tới nhiễm trùng.

Vì thế, để cơ thể sạch sẽ, bạn nên tắm thường xuyên, và cố gắng giữ cho vùng bên dưới cơ thể càng sạch càng tốt, tuyệt đối tránh thụt rửa âm đạo quá sâu.

Chị em cũng không nên rửa vùng kín quá nhiều lần trong ngày vì nó sẽ lấy đi một số các vi khuẩn có hại, nhưng sau đó cũng lấy đi số lượng lớn các vi khuẩn có ích. Điều này có thể dẫn tới viêm âm đạo. Chỉ cần rửa âm đạo bằng nước ấm ngày 2 lần với một chiếc khăn mềm mại là ổn.

3. Sử dụng bao cao su

Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục vì nó vừa là chiến binh giúp bạn chống lại mang thai ngoài ý muốn vừa giúp tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục lại giúp giữ cho âm đạo sạch sẽ.

Quan hệ tình dục không bảo vệ thường xuyên bằng bao cao su có thể dẫn đến những bệnh tật nghiêm trọng cho âm đạo.

4. Có nên quan tâm đến khí hư?

Có một số dịch âm đạo tiết ra là hoàn toàn bình thường và chúng thường thay đổi lưu lượng chất nhờn theo chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Trong nửa chu kỳ đầu, khí hư thường giống như lòng trắng trứng và tiết ra với số lượng nhiều. Trong nửa chu kỳ thứ 2, khí hư thường dày hơn, dính và có màu trắng hoặc màu vàng. Nếu bạn đang áp dụng những biện pháp tránh thai, bạn có thể có khí hư tiết ra ít hơn.

Nói chung bạn nên để ý đến cô nàng khí hư hàng ngày. Mọi biểu hiện bất thường của cô nàng khí hư này đều có thể báo hiệu những bệnh tình của vùng kín và cơ thể.

5. Lưu ý khi chọn đồ lót

Đây được coi là những chất liệu rất thoáng khí, cho phép âm đạo có thể có không khí lưu thông xung quanh nó. Điều này cũng giúp duy trì làn da đẹp xung quanh khu vực âm đạo cho các chị em.

Các chuyên gia phụ khoa đang phàn nàn nhiều nhất về loại quần lót kiểu dây vốn là mốt hiện nay. Với một số người, loại đó đẹp và gợi tình nhưng khi đi lại dải mỏng như sợi dây sẽ chuyển vi khuẩn từ hậu môn tới các bộ phận sinh dục. Ngoài ra, nếu đồ lót bó quá sát vào da thì sẽ ngăn da tiếp xúc với không khí và làm rối loạn tuần hoàn máu.

Đồ lót thay ra phải giặt ngay, không giặt chung với đồ của người khác, không ngâm. Đồ lót khi giặt xong phải phơi khô, phơi ngoài nắng.

6. Thay băng vệ sinh hằng ngày sau mỗi 4 giờ

Không được để lâu hơn vì tất cả những chất mà băng thấm vào là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn sinh sôi. Bạn càng để lâu, khả năng bị viêm càng cao. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho băng vệ sinh dùng trong ngày hành kinh

Nếu bạn dễ bị dị ứng, hãy thiên về loại băng bình thường, không tẩm chất thơm.

Ký hiệu giọt trên vỏ băng vệ sinh không phải chỉ số ngày hành kinh mà cho biết lượng chất lỏng mà băng có thể thấm được. Loại băng rất mỏng dùng hằng ngày có ký hiệu 1 giọt, hoặc không có ký hiệu này. Các băng dùng ban đêm có ký hiệu 6 giọt hoặc ghi chữ "night", rộng hơn loại dùng ban ngày và được thiết kế để không làm bẩn đồ lót từ tối đến sáng.

Trong những ngày hành kinh đầu tiên, khi máu ra nhiều, nên dùng loại băng có 4 giọt hoặc nhiều hơn; trong những ngày còn lại, dùng loại 2-3 giọt.

Với loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo, cần thay sau mỗi 2 giờ. Việc để quá lâu gây khô âm đạo và kích thích niêm mạc, tăng nguy cơ viêm nhiễm do kích thích vi khuẩn sinh sôi nhanh. Những chất độc do vi khuẩn đó tiết ra có thể thâm nhập hệ tuần hoàn, gây sốc nhiễm độc

Không dùng băng vệ sinh dạng tăm-pông khi bị các bệnh viêm âm đạo và cổ tử cung.

7. Không sử dụng xà phòng bình thường khi vệ sinh vùng kín

Độ cân bằng axit-kiềm (độ pH) ở da phụ nữ thường là 5,5. Còn độ pH trong âm đạo thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 3,3. Thiên nhiên đã tạo ra môi trường âm đạo có tính axit cao hơn để có những vi khuẩn gây hại không sống được, nhưng các tinh trùng vẫn dễ dàng tìm đường đến trứng.

Sữa tắm làm cho môi trường tại đó trở nên kiềm hơn, mở đường cho các vi khuẩn gây bệnh, dẫn đến viêm đường tiểu và âm đạo, cản trở sự di chuyển của tinh trùng. Do đó, bạn cần sử dụng những chất chuyên dụng có tính axit để làm sạch vùng kín, tiêu diệt vi khuẩn có hại và giảm bớt viêm niêm mạc.

Sản phẩm vệ sinh vùng kín không dùng để chữa các bệnh lây qua đường tình dục. Vì vậy nếu nghi có bệnh, bạn nên đến bác sĩ phụ khoa.

8. Khám phụ khoa thường xuyên

Chỉ có bác sĩ phụ khoa mới có thể chẩn đoán chính xác vấn đề bạn có Vì thế, nếu bạn nghi ngờ đang bị bệnh nào đó, bạn hãy thực hiện cuộc gọi ngay với bác sĩ khi có thể.

9. Rửa âm đạo nhẹ nhàng và kỹ càng

Mỗi khi tắm hoặc tắm vòi sen bạn nên rửa âm đạo nhẹ nhàng và kỹ càng với rất nhiều nước, đặc biệt là nếu bạn sử dụng xà phòng để vệ sinh cho "cô bé".

Vệ sinh trong những ngày có kinh nguyệt

Khi hành kinh, bạn nên mặc quần lót ôm sát tương đối để giữ miếng thấm vào bộ phận sinh dục, nhưng cũng không nên mặc quần chật quá sẽ gây khó chịu.

Máu kinh ban đầu rất sạch, nhưng ra ngoài lại là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, đôi khi bạn ngứa ở vùng âm hộ là vì thế. Do đó, phải thay băng thường xuyên, dùng băng vệ sinh phù hợp với mỗi người. Bạn nên thay miếng thấm (băng vệ sinh) 4 tiếng 1 lần (sáng ngủ dậy, buổi trưa, buổi chiều tối, trước khi đi ngủ), nếu ra kinh nhiều thì thay nhiều hơn.

Mỗi lần thay băng vệ sinh, bạn rửa bộ phận sinh dục bằng nước sạch, có thể dùng nước rửa chuyên dùng cho vệ sinh phụ nữ có bán trong các nhà thuốc, sau đó lau khô bộ phận sinh dục trước khi đặt băng vệ sinh. Không nên rửa bên trong âm đạo để tránh nhiễm trùng và có thể làm tổn thương đến âm đạo.

Hành kinh là hiện tượng sinh lý lành mạnh và quan trọng, không phải là bệnh tật, vì vậy, khi hành kinh bạn cần tắm gội để giữ vệ sinh. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi thì cần tắm ở nơi kín gió, dùng nước ấm. Điều cần chú ý là bạn không nên ngâm mình trong bồn, không thụt rửa vào âm đạo mà chỉ lau rửa bộ phận sinh dục bên ngoài, bởi điều đó có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm sinh dục, đặc biệt là trong những ngày hành kinh.
AloBacsi.vn
Theo Web Phụ nữ
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]