Khi bệnh tự kỷ chưa được công nhận

Dù chưa có thống kê cụ thể nào ở Việt Nam, nhưng một điều có thể nhận thấy rõ là số trẻ tự kỷ đang tăng lên rất nhanh. Chỉ riêng CLB Cha mẹ có con tự kỷ Hà Nội đã có tới 700 phụ huynh tham gia.

0

Bệnh tự kỷ không phân biệt giàu, nghèo

Đặc biệt, đối với trẻ tự kỷ bắt đầu bước đến tuổi trưởng thành, việc học tập, hướng nghiệp của các em gặp rất nhiều khó khăn, khi mà tự kỷ chưa được pháp luật công nhận là một dạng khuyết tật.
Mặc dù một số trẻ có khả năng đặc biệt, nhưng trẻ tự kỷ lại rất khó khăn trong giao tiếp, biểu đạt ngôn ngữ, tư duy máy móc, không kiểm soát được hành vi nên cần có sự giáo dục đặc biệt. Chưa có trường chuyên biệt chính thống nào, nên chương trình học ở đây do mẹ và các cô giáo tự mày mò tìm ra.
Chị Phạm Ngọc Khuyên, Cựu sinh viên Khoa Công tác Xã hội, ĐHKHXH và Nhân văn Hà Nội tâm sự: “Trẻ tự kỷ hoàn toàn có khả năng nhận thức nên tôi mong có trường học cho các con”.
Trong khi các con đang học thì các cha mẹ ngồi kể cho nhau nghe từng thay đổi của con mình. Mới đây, có một cháu khi đi xin việc ở một cơ sở dành cho người khuyết tật đã bị từ chối. Họ không biết khi con trưởng thành, tương lai sẽ ra sao.
Chị Nguyễn Tuyết Hạnh, Ban Điều hành CLB Gia đình Trẻ tự kỷ Hà Nội thì cho rằng, tự kỷ chưa được coi là dạng khuyết tật...
Tại Anh, tự kỷ đã được pháp luật xác định là dạng khuyết tật giao tiếp xã hội; tại Mỹ, là khuyết tật phát triển. Việc coi tự kỷ là một dạng khuyết tật sẽ giúp trẻ tự kỷ có điều kiện tiếp cận hơn với các dịch vụ y tế, giáo dục, hướng nghiệp. Nếu được can thiệp sớm, người tự kỷ trưởng thành có thể tự chăm sóc được bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội, chưa kể một số người có khả năng đặc biệt có thể đóng góp cho xã hội.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]