Không dừng thuốc khi bệnh đã đỡ?

Tôi bị đau thắt ngực trái, đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị thiểu năng động mạch vành và cho tôi uống một số thuốc trong đó có betaloc. Uống thuốc được khoảng 1 tháng thì tôi cảm thấy hết bệnh nên dừng thuốc. Nhưng ngay sau khi ngừng thuốc, tôi lại bị đau ngực trở lại. Bác sĩ bảo tôi không được bỏ thuốc, kể cả khi thấy sức khỏe ổn định. Xin cho biết betaloc là thuốc gì và khi nào tôi được ngừng uống thuốc?

0

(SKDS) - Tôi bị đau thắt ngực trái, đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị thiểu năng động mạch vành và cho tôi uống một số thuốc trong đó có betaloc. Uống thuốc được khoảng 1 tháng thì tôi cảm thấy hết bệnh nên dừng thuốc. Nhưng ngay sau khi ngừng thuốc, tôi lại bị đau ngực trở lại. Bác sĩ bảo tôi không được bỏ thuốc, kể cả khi thấy sức khỏe ổn định. Xin cho biết betaloc là thuốc gì và khi nào tôi được ngừng uống thuốc?

Đinh Văn Hải (Nam Định)

Betaloc là một trong những loại thuốc điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Thuốc có tác dụng ức chế thụ cảm thể beta giao cảm, do vậy có tác dụng làm giảm nhịp tim, giảm mức độ tiêu thụ oxy của cơ tim gây giãn động mạch vành. Do vậy, đây là nhóm thuốc được lựa chọn để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim.
 
Tuy nhiên, thuốc này cũng có nhiều chống chỉ định như bị co thắt phế quản (hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...), tắc nghẽn đường dẫn truyền nhĩ thất cấp 2 trở lên, suy tim, nhịp tim quá chậm. Khi đã dùng các thuốc nhóm ức chế beta, một điều đặc biệt cần chú ý là không nên dừng thuốc đột ngột, khi dừng thuốc đột ngột có thể sẽ làm xuất hiện lại các triệu chứng thiếu máu cơ tim, thường là nặng hơn và thậm chí có thể gây nên đột tử.
 
Trong những trường hợp phải ngừng thuốc, phải giảm liều dần dần sau đó mới ngừng hẳn. Vì bác dừng thuốc đột ngột nên đã bị tái phát các dấu hiệu đau thắt ngực và nặng hơn trước đó. Khi đã sử dụng thuốc, bác nên dùng kéo dài, không bao giờ được dừng thuốc đột ngột, vì có thể đe dọa đến tính mạng. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác để chẩn đoán xác định và điều trị bệnh thiếu máu cơ tim, ví dụ như làm nghiệm pháp gắng sức, làm xạ hình tưới máu cơ tim và chụp động mạch vành (có thể chụp bằng máy cắt lớp 64 lát cắt hoặc có thể chụp động mạch vành qua da).
 
Khi đã xác định được thương tổn động mạch vành qua phương pháp chụp, có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp như can thiệp nong và đặt stent động mạch vành cho kết quả rất tốt. Do vậy, bác nên tuân thủ theo chế độ điều trị của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Tùy điều kiện kinh tế cũng như sức khỏe của bác, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp cho bác.

TS. Nguyễn Ngọc Hà

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]