Không nên cho trẻ thường xuyên ăn fastfood

Fastfood không những nghèo nàn chất dinh dưỡng mà còn khiến trẻ mắc nhiều bệnh như béo phì, bệnh tim mạch, gặp trở ngại về khướu giác, ung thư,...

15.5836

Tác hại khi thường xuyên cho trẻ ăn fastfood

Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, fastfood được chế biến công nghiệp và bán công nghiệp. Thức ăn nhanh công nghiệp như: bánh snack, khoai tây chiên giòn, nước ngọt, nước có gas, nước có thêm đường và thức ăn nhanh bán công nghiệp như: gà rán, hamburger, bánh pizza... là thức ăn rất giàu năng lượng.

Một phần gà rán có trên 400 - 450kcalo, một phần hamburger cũng 450 - 460kcalo - tùy to hay nhỏ, năng lượng này chiếm 1/4 năng lượng khuyến nghị hằng ngày.

Nnếu dùng thức ăn nhanh thường xuyên, thay thế cho những bữa ăn truyền thống sẽ có những tác hại đáng kể. Nếu đã ăn các bữa ăn chính mà lại ăn thêm thức ăn nhanh sẽ làm người sử dụng thừa năng lượng. Còn ăn thức ăn nhanh thay thế các bữa ăn truyền thống thì lâu dài sẽ thiếu các vitamin và khoáng chất.

Bởi lẽ thức ăn nhanh có năng lượng cao, nhiều chất béo, nhiều muối nhưng lại ít rau, do vậy không cân đối được các chất dinh dưỡng. Những người thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh dễ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì, dễ bị rối loạn mỡ trong máu.

Ăn nhiều thức ăn nhanh tuy bị béo phì nhưng vẫn bị thiếu các vi chất dinh dưỡng, có nghĩa là thức ăn nhanh là loại thức ăn không cân đối về dinh dưỡng, thức ăn nhanh rất giàu năng lượng, chủ yếu cung cấp từ chất béo, chất béo này từ động vật (heo, bò, gà...).

Thực phẩm thường chiên từ dầu mỡ có nhiều chất béo no không tốt cho sức khỏe, đặc biệt không tốt cho tim mạch do hàm lượng muối cao. Khi bị chiên rán ở nhiệt độ cao gần như các vitamin và khoáng chất đã bị phá hủy hết.

Chia sẻ trên Báo Sài Gón giải phóng Online, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, chất béo trong các khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày rất quan trọng vì chúng tạo ra màng trao đổi chất, tạo ra mô, đặc biệt là mô thần kinh.

Tuy nhiên, chất béo hay acid béo trong đồ ăn nhanh lại rất nguy hại cho trẻ em. Bởi quá trình chế biến đồ ăn nhanh luôn thực hiện ở nhiệt độ cao khiến dầu chiên bị hydro hóa, sản sinh ra một loại acid béo xấu, có hại cho cơ thể. Hơn thế, hàm lượng acid béo xấu trong đồ ăn nhanh luôn rất cao, cụ thể như trong 1 lạng khoai tây chiên có chứa 8g acid béo xấu.

Trong khi đó, nếu một người bình thường ăn khoảng 3,6g acid béo xấu/ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp ba lần so với mức 2,5g acid béo xấu/ngày. Với trẻ em, tỷ lệ này còn cao hơn rất nhiều nếu ăn đồ ăn nhanh đều đặn và quá 2 lần/tuần, không chỉ gây béo phì mà còn có nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý khác. Tốt nhất trẻ em chỉ nên ăn đồ ăn nhanh 1 lần/tuần và với trẻ đã béo phì tuyệt đối tránh xa đồ ăn nhanh, TS Lâm khuyến cáo.

Nhiều chuyên gia y tế còn cho rằng, việc trẻ nhỏ sử dụng nhiều fast food, khi lớn lên sẽ gặp phải những trở ngại về khứu giác so với những đứa trẻ ít dùng đồ ăn nhanh, vì chất béo cao trong đồ ăn nhanh cùng với nước ngọt luôn kích thích khứu giác của trẻ, gây mất cảm giác về mùi vị sau này.

Hơn nữa, hàm lượng cholesterol rất cao trong các loại đồ ăn nhanh sẽ rất không tốt cho động mạch. Chúng gây các chứng bệnh tắc nghẽn động mạch dẫn đến suy tim, gây hội chứng ruột dễ bị kích thích, chứng táo bón, quá tải chất độc và tăng cân.

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, việc sử dụng thực phẩm chiên với nhiệt độ cao và chiên làm nhiều lần sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư cho cơ thể vì các loại dầu ăn khi được đun nóng với nhiệt độ cao trong nhiều lần sẽ sản sinh ra các hóa chất nguy hại. Do đó, mọi người cần hạn chế sử dụng các đồ ăn chiên hay nướng ở nhiệt độ cao từ 150°C - 250°C.

Cùng với đó, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm đồ ăn nhanh cũng là vấn đề rất đáng quan tâm. Bởi lẽ, phần lớn nguyên liệu thực phẩm, phụ gia để chế biến fast food là đồ đông lạnh và được nhập khẩu với số lượng rất lớn nên khó đảm bảo an toàn.

Trong khi đó, cơ quan chức năng cũng đã từng phát hiện không ít cửa hàng bán đồ ăn nhanh sử dụng các thực phẩm và phụ gia không rõ nguồn và hết hạn sử dụng, gây nguy hại cho người sử dụng.

Cho trẻ ăn fastfood như thế nào cho an toàn?

Thỉnh thoảng cho trẻ ăn thức ăn nhanh thì được nhưng ăn thường xuyên thì không tốt vì những lý do đã phân tích ở trên. Thức ăn nhanh là nhu cầu của đời sống công nghiệp nhưng người tiêu dùng cần phải biết cân đối.

Trong thức ăn nhanh có ít rau nên sau khi ăn cần phải ăn thêm trái cây, rau xanh. Khi mua phần ăn nên chọn phần có năng lượng phù hợp với nhu cầu của cơ thể mình và không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần, đối với trẻ béo phì, người lớn thừa cân béo phì và mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường týp 2, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu… thì không nên ăn.

Phụ huynh nên tránh tập thói quen xấu cho trẻ như dùng thức ăn nhanh để thưởng mỗi khi trẻ làm điều tốt, được điểm cao trong học tập… hoặc tập thói quen ăn hằng tuần. Khi ăn thức ăn nhanh cần ăn thêm rau xanh và trái cây để bổ sung các vi chất dinh dưỡng bị thiếu hụt trong các loại thức ăn này.

Thuốc tham khảo:

Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị,kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hết biếng ăn ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch.

Thùy Linh

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]