Làm gì khi bị giãn tĩnh mạch?

Bệnh giãn tĩnh mạch chân thường thấy những đám tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay sát dưới da chi dưới như cẳng chân, bắp chân, cổ chân, có khi gặp cả vùng đùi.

15.5972

Theo Sức khỏe và đời sống, tĩnh mạch là một bộ phận của hệ tuần hoàn có hệ thống van một chiều nên máu trở về tim từ tĩnh mạch cũng theo một chiều nhất định giúp các cơ quan ở xa tim vẫn hồi máu trở lại tim một cách nhịp nhàng, đều đặn. Khi tĩnh mạch bị giãn ra sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu về tim, lúc đó được gọi là bệnh giãn tĩnh mạch. Thường gặp nhất là giãn tĩnh mạch chân với tỷ lệ nữ cao hơn nam.

Vì sao phụ nữ dễ bị giãn tĩnh mạch chân?

Giãn tĩnh mạch chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng khi chức năng của thành mạch và các van của tĩnh mạch bị suy yếu một cách đáng kể, trong khi áp lực máu trong lòng tĩnh mạch lại tăng thì tĩnh mạch sẽ bị giãn ra. Trong một số trường hợp giãn tĩnh mạch có thể do hiện tượngđộng mạch - tĩnh mạch làm cho áp lực tĩnh mạch tăng cao đột biến gây nên giãn tĩnh mạch.

Ở phụ nữ, ngoài các nguyên nhân nêu trên thì họ là người làm công việc nội trợ, đứng máy trong công xưởng, đứng bán hàng các siêu thị... phải đứng nhiều, đứng lâu nhiều giờ sẽ làm cho tĩnh mạch chân bị giãn ra.

Một số phụ nữ do sinh đẻ nhiều lần (bởi tổng thời gian mang thai nhiều) cũng có thể gây nên mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân. Người ta thống kê cho thấy rằng khi bị giãn tĩnh mạch chân một bên thì rất có thể cũng bị giãn tĩnh mạch chân bên kia.

Hậu quả do giãn tĩnh mạch chân

Giãn tĩnh mạch chân lâu ngày và không được điều trị sẽ có nguy cơ để lại một số hậu quả xấu. Hậu quả đầu tiên là những vùng bị giãn tĩnh mạch thì chức năng dinh dưỡng của tĩnh mạch sẽ bị giảm sút nặng nề do đó những vùng da mỏng và tĩnh mạch giãn nhiều có thể gây nên hiện tượng loét và nếu không được điều trị, chăm sóc cẩn thận thì rất dễ bị nhiễm khuẩn da.

(Ảnh minh họa)

Nhiễm khuẩn da bởi loét da do giãn tĩnh mạch nếu gặp phải một số vi khuẩn như tụ cầu vàng (S. aureus) hoặc trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa) thì rất nguy hiểm vì chúng kháng lại nhiều loại kháng sinh cũng như rất dễ gây nhiễm khuẩn máu. Nhiễm khuẩn máu là một bệnh cực kỳ nguy hiểm nhất là do một trong hai loại vi khuẩn này gây ra.

Hậu quả nặng nề nhất trong giãn tĩnh mạch chân là do máu bị ứ đọng trong lòng mạch lâu dễ gây nên hiện tượng cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.

Nếu phát hiện muộn và xử lý không tốt thì cục máu sẽ trôi đi theo dòng máu chảy về tim, từ tim cục máu sẽ di chuyển theo dòng máu đến các cơ quan, nếu gặp phải nơi mạch máu nhỏ, lòng động mạch hẹp (xơ vữa động mạch) thì rất dễ gây tắc nghẽn, ví dụ qua mạch máu não gây thiếu máu não hoặc động mạch vành gây nhồi máu cơ tim...

Điều trị suy giãn tĩnh mạch

Cũng theo Vnexpress, nên mang tất ép y khoa khi tập thể dục và lúc đi nhiều đứng nhiều. Chỉ cần mang tất tới gối, vì đối người Việt Nam khí hậu nóng ẩm, mang tất đùi rất khó chịu.

Những mạch máu nổi vùng đùi của bạn khi mang vớ đến gối sau một thời gian sẽ lặn dần. Bạn nên cởi tất ra sau mỗi 2 giờ, nghỉ 30 phút, rồi mang lại. Khi tập thể dục, bạn nên tránh những động tác phải đứng nhiều hay ngồi xếp bằng (tư thế hoa sen).

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]