Làm sao để giúp con hết chứng sợ đêm

Chứng sợ đêm khiến trẻ mất trí nhớ tạm thời; Bạn cần phân biệt được nỗi sợ ban đêm với cơn ác mộng. Làm thế nào để giúp bé thoát khỏi các nỗi khiếp sợ ấy? a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5986
  • 1
    Giảm tối thiểu các kích thích của ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh trẻ trong lúc ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tránh tiếng ồn và ánh sáng vì chúng làm giấc ngủ trẻ không sâu và dễ thức giấc. Ngoài ra, các yếu tố khác như để trẻ đói hoặc ăn quá no, không vệ sinh thân thể, quần áo quá chật, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn chật và không thông thoáng đều gây tác hại xấu đến giấc ngủ.
  • 2
    Tránh TV. Viện Nhi Khoa Mỹ khuyên không nên cho trẻ dưới 24 tháng xem TV bởi việc đó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của trẻ, TV cũng được xem là tác nhân gây căng thẳng ở trẻ nhỏ – vốn thường cho rằng các mâu thuẫn kịch tính trên phim ảnh là có thật.
  • 3
    Không nên để cho bé quá mệt, bởi điều đó sẽ khiến bé dễ mắc phải chứng sợ đêm. Hãy đảm bảo bé đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, chắc chắn nhất là cho bé lên giường sớm hơn giờ ngủ một chút. Những trẻ nhỏ thông thường cần ngủ từ 7h tối; càng thức khuya trẻ sẽ càng phải cần đến nhiều adrenaline và các hormone gây thức tỉnh khác. Đưa bé vào giường sớm hơn giờ ngủ không chỉ giúp bé ngủ dễ hơn mỗi đêm, mà còn làm giảm khả năng tỉnh táo quá mức.
  • 4
    Cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể đầy đủ cũng góp phần giúp ngủ sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ, có thể dùng lời nói êm dịu để gây ám thị như “con nhắm mắt lại ngủ ngoan đi, mẹ thương” hoặc: “nhắm mắt lại ngủ giỏi đi con”... để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
  • 5
    Cần để ý rằng sốt cũng có thể gây nên chứng khiếp sợ ban đêm ở những người dễ có nguy cơ mắc phải.
     
  • 6
    Hãy đảm bảo bé không bị đánh thức một cách vô ý. Có một vài dẫn chứng cho rằng chứng khiếp sợ đêm là kết quả của việc thức giấc trong giai đoạn thứ 4 của giấc ngủ (nếu đã có sẵn khuynh hướng). Các loại tiếng xe cộ hay TV hay tiếng điện thoại vô tình can thiệp có thể làm bé thức giấc. Bạn có thể đầu tư một chiếc máy điều chỉnh âm thanh để đề phòng trường hợp này.
  • 7
    Không để bé quá nóng trong lúc ngủ. Đặc biệt tránh các loại đồ bộ bọc chân. Rất nhiều phụ huynh cho biết rằng con họ thường dễ bị khiếp sợ khi bị quấn quá kỹ.
  • 8
    Nếu con bạn đang bị dị ứng, cảm cúm hay sưng amidan, bé có thể bị khó thở, và dẫn đến bị khiếp sợ vào ban đêm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng Benadryl (một loại sirô ho) cho đến khi bé bình thường trở lại. Một vài nhà nghiên cứu tuyên bố rằng việc cắt amidan và hạch hầu có thể chữa chứng khiếp sợ này ngay lập tức trong những trường hợp chúng thường xuyên sưng tấy và làm trẻ khó thở mỗi đêm.
  • 9
    Nhiều bậc cha mẹ cho biết rằng có cách trị dứt hẳn chứng này với phương pháp tận gốc là cho chân bé vào nước mát (không phải nước lạnh) một lúc, mặc dù nhiều cha mẹ khác cho rằng các cơn khiếp sợ vẫn trở lại sau đó.
  • 10
    Mỗi trẻ có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau. Cha mẹ cần tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy, không cần phải gọi. Nếu những cơn hoảng sợ ban đêm vẫn tồn tại dai dẳng, hãy đưa trẻ đến gặp một chuyên gia để tham vấn, chẳng hạn như một bác sỹ tâm thần nhi hoặc một nhà tâm lý, họ sẽ giúp trẻ tháo gỡ những xung đột vô thức đó.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]