Làm sao để mẹ biết được bé yêu đã “sẵn sàng” ăn dặm?

15.6023

Khi bé phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng thay đổi. Sẽ đến giai đoạn sữa mẹ không đủ thỏa mãn bé. Để nhận biết trẻ sẵn sàng với chuyện ăn dặm hay chưa mẹ cần phải quan sát và hiểu được bé.Thay vì tự mình dự đoán và sắp đặt, mẹ có thể nhận ra các dấu hiệu sau đây cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm sau!

Ăn dặm là một trong những cột mốc phát triển thú vị về thói quen ăn uống của trẻ trong năm đầu tiên.Tùy từng thể trạng và sự phát triển của mỗi bé mà có  định hướng cho ăn dặm sớm hay muộn. Khi bé sẵn sàng, có một vài dấu hiệu giúp mẹ nhận biết được thời điểm thích hợp để đa dạng hóa thực đơn dinh dưỡng của con ngoài sữa. Nếu vẫn còn băn khoăn khi nào cho bé ăn dặm, mẹ nên tham khảo các dấu hiệu quan trọng sau!


    Tùy từng thể trạng và sự phát triển của mỗi bé mà có  định hướng cho ăn dặm sớm hay muộn.

  1. Con yêu trằn trọc về đêm.

Trẻ ăn đêm chủ yếu là 2-3 tháng đầu, sau đó thưa dần. Tuy nhiên, đến gần 6 tháng, trẻ bắt đầu lặp lại lịch sử khóc đòi ăn đêm, làm cả mẹ lẫn con nhiều đêm mất ngủ. Vì thế, khi những trẻ đã dần bước đến mốc 6 tháng lặp lại tình trạng này rất có khả năng trẻ đã ăn không đủ no vào ban ngày. Bạn có thể dựa vào sự thay đổi này để đoán biết bé đã sẵn sàng để được ăn dặm. Một khi đã dằn bụng thật no, trẻ sẽ không còn bị cơn đói quấy nhiễu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mình.Trẻ đang có nhu cầu bổ sung thêm nguồn thực phẩm có thể giúp trẻ ngủ thẳng giấc và không bị cơn đói cồn cào làm phiền giữa đêm.

  1. Bé yêu gặm nhắm liên tục.

Bất cứ thứ gì trước mặt bé đều cố với lấy và cho tất cả vào miệng chỉ để gặm. Mặc dù mẹ liên tục can ngăn nhưng dường như tất cả đều vô ích. Hành vi không thể kiểm soát này cũng là một dấu hiệu để bạn kịp nhận ra điều bé cần là gì phải không? Lưu ý, mặc dầu trẻ có thể gặm đồ chơi rắn và cứng nhưng không có nghĩa bạn cho bé dùng những thức ăn dạng này khi trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn dặm đâu nhé. Một trong những cách hay và thú vị nhất đó là thử độ sẵn sàng của bé với chiếc muỗng. Đưa muỗng gần miệng trẻ, nếu bé cố gắng mở miệng thay vì dùng phản xạ của trẻ sơ sinh và đẩy muỗng ra, điều này đồng nghĩa bé muốn ăn dặm lắm rồi.

 Một trong những cách hay và thú vị nhất đó là thử độ sẵn sàng của bé với chiếc muỗng.

  1. Ánh mắt thèm thuồng của con yêu. 

Mỗi lần chuẩn bị nấu ăn hay đang dùng bữa cùng cả nhà, bạn cảm thấy như có ai đó đang theo dõi? Không ai khác, đó chính là ánh mắt thèm thuồng của con yêu. Bất cứ một cử động nào của mẹ trong lúc ăn uống đều được bé theo dõi rất nhiệt tình. Lúc này, mẹ có thể sẽ cảm thấy rất tội nghiệp cho con vì thèm nhưng không ăn được gì. Đừng để trẻ phải thèm thuồng lâu hơn nữa mà hãy chuẩn bị một bữa ăn dặm thật ngon miệng cho bé nhé!


     Đừng để trẻ phải thèm thuồng lâu hơn nữa mà hãy chuẩn bị một bữa ăn dặm thật ngon miệng cho bé nhé!

  1. Mẹ cần lưu ý gì khi bắt đầu cho con ăn dặm?

Khởi đầu mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 loại thức ăn mới trong ngày, ăn trong 2 – 3 ngày với lượng ít để theo dõi khả năng dung nạp của bé. Khi đã chắc bé dung nạp được với loại thức ăn đó thì chuyển qua tập một loại thức ăn mới khác. Nên cho bé ăn bột gạo pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức bé đang uống, hoặc chọn loại bột ngọt (bột có vị ngọt như bột gạo sữa, bột trái cây, bột rau củ…) có vị gần giống sữa, bé dễ chấp nhận trong thời gian đầu bé ăn dặm. Khi bé quen rồi thì chuyển qua bột mặn (bột thịt, bột cá, tôm, gà…). 

Khi việc tập ăn dặm của bé đã dần hoàn thiện, miệng và lưỡi đã có thể đẩy và nuốt thức ăn một cách dễ dàng, không gặp các vấn đề về tiêu hoá thì các mẹ nên cho bé làm quen dần với nhiều loại thực phẩm và thức ăn cũng phải đặc dần lên, lâu dần có thể chuyển từ bột sang cháo (khi bé được từ 8 đến 10 tháng) để đảm bảo chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.

Theo: ichnhi.vnmecuti.vn

Thảo Luận

Previous Post
Next Post
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]