Không chỉ sâu răng hàm mà còn sâu các răng khác và sâu ở nhiều vị trí với các đốm đen nhỏ. Mong bác sĩ cho em lời khuyên để bảo vệ những chiếc răng còn lại và cách để khắc phục các răng đã bị sâu ạ! Chân thành cảm ơn bác sĩ!
(Trần Linh Nhi – Hà Nội)
Chào bạn Linh Nhi!
Bệnh lý bắt đầu từ các mảng bám và cao răng. Các thao tác chải răng và vệ sinh răng miệng hàng
ngày giúp loại bỏ các cặn thực phẩm bám trên răng sau mỗi bữa ăn. Cho nên, chải răng và chăm sóc
sức khỏe răng miệng chính là cách ngăn ngừa được bệnh sâu răng vì loại bỏ được các mảng bám thực
phẩm trên thân răng.
Tuy nhiên, nếu chỉ chải răng thôi vẫn không thể làm sạch triệt để được các mảng bám thực phẩm
này. Do đó, nguy cơ bị cao răng ở các gờ rãnh và kẽ răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc
và vệ sinh răng miệng rất đảm bảo.
Bởi vậy, song song với việc giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày bạn nên có cách kiểm tra và phát
hiện sớm cặn bám bị sót và các mảng cao răng hình thành trên thân răng. Chỉ khi loại bỏ kịp thời
những cặn bám và cao răng này thì mới có thể ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Làm sao để ngăn ngừa sâu răng hiệu quả
nhất?
Nếu muốn bảo vệ những chiếc răng chưa bị sâu và cả những chiếc răng đã sâu để không sâu nặng hơn
thì bạn cần lấy cao răng thường xuyên. Nếu có điều kiện nên đi khám răng định kỳ để phát hiện và
lấy cao răng kịp thời, không để cho vi khuẩn có trong cao răng có cơ hội tấn công men răng.
Khi men
răng đã bị tấn công, bệnh lý sâu răng cũng theo đó hình thành. Đây chính là biện pháp hữu hiệu nhất
được các chuyên gia nha khoa khuyến khích để ngừa sâu răng hiệu quả nhất.
Riêng với những chiếc răng đã bị sâu, bạn nên điều trị loại bỏ phần mô sâu trên các răng. Sau
đó, nên có biện pháp khôi phục lại răng. Với răng sâu nhẹ có thể trám răng và răng sâu nặng nên bọc
răng sứ. Đây là hai cách vừa khôi phục hình thể răng, lại đồng thời là để bảo vệ răng.
Theo Nha khoa Hoàn Mỹ