Làm sao để ôn tập trước giờ G?

Kì thi tuyển sinh đại học sắp đến gần. Không còn là những buổi làm bài tập miệt mài hay tụng hàng chục trang kiến thức. Đây là lúc các bạn "tổng ôn" để hệ thống hóa kiến thức của mình

15.5869
  • 1
    Khối A - Toán, Lí, Hóa
    Các bạn học ban A cần phải làm nhiều bài tập và học nhuyễn công thức. Đây là khối có nhiều hồ sơ đăng kí dự thi nhất và cũng là các môn đòi hỏi sự tư duy, thông minh và có quá trình rèn luyện lâu dài, không phải "một sớm một chiều" đã làm được trọn vẹn đề thi đại học và giành điểm cao. Thời điểm này, bạn không cần làm nhiều bài tập. Chú trọng quá vào một dạng bài chỉ khiến kiến thức bị "nhiễu" và tinh thần thêm hoang mang. Chịu khó xem lại hết tất cả những công thức cần thiết, chắc chắn ra trong đề thi.
    Toán: cách tìm nguyên hàm, đạo hàm, các dạng tích phân, kiến thức hình học không gian, lưu ý từng chi tiết nhỏ trong khảo sát vẽ đồ thị, nhớ tìm điều kiện xác định (nếu cần)...Đây là những điều cơ bản nhất và cần phải nắm vững nhất. Còn các công thức tổ hợp, chỉnh hợp, nhị thức Newton..., bạn cũng phải học, nhưng nếu không nhớ nổi thì hãy học theo "mánh", nếu học hoài vẫn quên thì tốt hơn hết bạn hãy nắm vững những cái sơ đẳng, chắc chắn ra trong đề. 
    Lí: chú trọng vào các dạng bài về cơ học, điện, lượng tử ánh sáng...Lưu ý những công thức căn bản. Xem lại hết những câu trắc nghiệm trong sách giáo khoa, sách bài tập, các đề kiểm tra trong năm.
    Hóa: nếu bạn thường hay quên các đồng phân cấu tạo thì tốt nhất hãy...học thuộc, thay vì cứ cắn bút làm mãi một câu trắc nghiệm không ra. Lưu ý đơn vị (số mol, ml, l), xem lại các cách giải theo công thức ngắn gọn, xem lại đặc điểm vật lí, hóa học của từng dạng chất.
  • 2
    Khối B - Toán, Hóa, Sinh
    Với môn Sinh, bạn cần học kĩ lí thuyết, xem hết các bài trong sách giáo khoa (tất nhiên không cần học thuộc, chỉ xem là đủ nhớ và hiểu).
  • 3
    Khối D - Toán, Văn, Anh
    Đề thi Toán khối D sẽ nhẹ hơn khối A và B rất nhiều nên các bạn thi khối D không nên quá căng thẳng.  
    Văn: đặc thù của môn Văn là vận dụng vốn hiểu biết và cảm nhận của mình để thể hiện, trình bày quan điểm...Vì vậy việc học thuộc lòng từng tác phẩm là không nên. Bạn chỉ cần nắm ý và diễn đạt theo cách của mình, nếu không muốn bị "tủ đè". Với câu lý thuyết 2 điểm, cũng chỉ cần nhớ từng giai đoạn, quá trình văn học, các đặc điểm cơ bản của quá trình đó, phong cách văn học của từng tác giả trong chương trình 12. Phần nghị luận xã hội bạn chỉ cần học dàn ý cơ bản, vì rất khó để đoán đề nghị luận xã hội sẽ ra đề nào.
    Anh văn: nội dung là cả một kho kiến thức mà bạn đã "tích trữ" từ năm lớp 6 đến giờ. Vì vậy, nếu đã tự tin vào vốn kiến thức của mình, bạn đừng nên quá sa đà vào môn này. Anh văn cũng như môn Văn, không ai đoán được đề sẽ ra thế nào, ở đâu.
  • 4
    Khối C - Văn, Sử, Địa
    Hai môn này đã thi tốt nghiệp nên hẳn các bạn thi khối C cũng sẽ có lợi thế, vì đã có một vốn kiến thức nhất định. Học thuộc lòng giỏi cũng là một năng khiếu, và vì vậy, hãy học như những phương pháp bạn đã áp dụng trước đó.
    Địa: cần chú ý các dạng biểu đồ, đừng để mất điểm ở những chi tiết nhỏ không đáng kể. Tập nhìn vào Atlat để hình dung lại những kiến thức đã học.
    Sử: lưu ý những nội dung cơ bản mà MTO đã đề cập ở bài "Bí kíp cho teen 12 không chăm" nhé. Ngoài ra bạn còn phải học thêm kiến thức năm lớp 10 và 11 nữa đấy.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]