Làm sao để ôn thi có hiệu quả?

Bạn còn vỏn vẹn 6 tuần lễ để bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và hơn 10 tuần để chuẩn bị hành trang leo núi - thi Đại học. "Oái, sao nhanh thế, học làm sao kịp đây, hic...". Chưa gì mà bạn đã rối lên như thế rồi thì chỉ làm cho mọi chuyện biến thành cái tổ nhện á. Bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và cùng chúng tớ lên ngay một kế hoạch nước rút nào! Tớ sẽ phải bắt đầu từ đâu?

0
  • 1
    Lập ngay một thời gian biểu thật khoa học!
    Hãy quên ngay khái niệm “Tớ không thể học nổi nữa đâu” đi. Muốn có phương pháp học tập tốt, phải vạch ra chương trình cụ thể. Trong thời khóa biểu, bạn cần lưu ý phác họa chương trình của từng ngày, từng tuần ăn khớp với nhau. Tránh để xảy ra việc nọ chồng chéo lên việc kia, để rồi cuối cùng không việc nào hoàn thành một cách chắc chắn cả.
    - Dành hẳn một ít thời gian để dọn dẹp góc học tập, chỉ để lại những sách vở cần thiết thôi nhé. Một góc học tập gọn gàng, sáng sủa và nhất là sách vở không “nhấn chìm” bạn sẽ khiến bạn có hứng thú hơn với việc học đấy. Soạn tài liệu và sách giáo khoa cần thiết lên một kệ riêng để không mất thời gian tìm kiếm lung tung nha.
    - Dành thêm vài giờ đồng hồ chỉ để xem lại mục lục và các tựa bài thôi. Không cần phải học gì đâu! Lướt sơ qua xong, bạn thử hình dung xem mình còn chút “tình thương” nào với những kiến thức ấy không? Cách này sẽ giúp bạn bước đầu hệ thống lại kiến thức đấy.
    - Chia thời gian đều cho các môn và tập lập dàn bài để hệ thống kiến thức. Tùy theo sở trường của mình, các bạn có thể chọn cách một ngày ôn lại nhiều môn, mỗi môn một vài tiếng hoặc mỗi tuần học một môn, đến ngày thi tốt nghiệp là vừa đủ hết 6 môn.
  • 2
    Lập dàn bài cho tất cả các môn!
    Dàn bài tốt nhất là cái do chính bạn soạn ra (không nên photo của bạn bè) nhé. Tin tớ đi! Dành thời gian để làm dàn bài là cách tốt nhất để bạn hệ thống lại kiến thức và gần như đã nhớ được 80% bài rồi đấy.
    - Soạn bài trên giấy A4. Sử dụng nhiều màu mực để phân biệt ý lớn, ý nhỏ và các chi tiết. Cách tốt nhất là soạn mỗi bài trên một mặt giấy A4 thôi, không cần phải làm dài lắm đâu, miễn sao khi lướt qua bạn có thể nắm được ý chính. Thế là ổn!
    - Tớ biết rất nhiều teen hiện nay thích soạn bài trên máy tính và in ra cho sạch đẹp. Nhưng theo kinh nghiệm của tớ và lời khuyên của các thầy cô thì khi teen tự viết tay với tá lả màu mực ghi chú và nắn nót ghi chép sẽ nhớ được lâu hơn đấy.
    - Đừng hoảng lên kiểu: “Ủa, sao dàn bài của tớ không giống của mấy bạn khác?”. Không có một quy tắc nào cho việc lập dàn bài cả, mỗi người sẽ có cách trình bày khác nhau miễn sao cho dễ nhớ là được. Xong đâu vào đấy rồi thì lấy kim bấm dàn bài của từng môn lại thành một xấp. Đây sẽ là “bảo bối” theo kè kè bạn suốt 6 tuần ôn thi tốt nghiệp đấy. Bạn nên ghi chú tất cả những thứ quan trọng, dễ quên nhất vào đấy để trước khi thi chỉ cần đọc lướt lại là nhớ. Cầm xấp bí kíp này trên tay chắc chắn sẽ đỡ “toát mồ hôi hột” hơn rất nhiều so với một núi sách giáo khoa, đúng không nè?
  • 3
    Học thuộc lòng là chuyện “ngốc xít”
    Ý tớ ở đây là:Nếu bạn học thuộc lòng theo kiểu chắp vá sẽ làm não trở nên thụ động, lười suy nghĩ. Nếu bạn chọn cách thuộc lòng thì bạn cũng phải hiểu bài rành mạch về bài đấy chứ không phải cứ đọc ro ro như một cái máy nhé!
    Hậu quả là nhiều khi quên mất một chữ sẽ… quên hết cả bài luôn. Chắc chắn bạn đã từng nghe nhiều câu kiểu “Nhắc giùm tớ chữ đầu tiên của câu này với” hay “Trời ơi, sao quên mất chữ đầu tiên rồi”, đúng không? Đừng để những chuyện-tương-tự-thế làm bạn… khóc thét hay rối mù trong phòng thi nh
  • 4
    Lướt nhanh và nắm ý cơ bản
    Có ai học bài kiểu đọc oang oang lên không? Chắc chắn là có nhỉ. Thế nhưng cách học đấy rất dễ làm các sĩ tử nhà mình quên bài. Thử tập đọc bằng mắt và cố gắng mở rộng tầm nhìn để “thu gom” được nhiều chữ nhất. Sau đấy dần dần tăng tốc độ đọc lên. Nhưng không phải cứ đọc kiểu “vô cảm” đâu nhé. Bạn cần hiểu những gì mình đọc chứ đừng nhồi nhét đại vào đầu chỉ làm não “loạn xạ ngầu” hơn thui. Cố gắng ghi nhớ tựa bài và các tít nhỏ, sau đó dùng bút high light tô lên những ý chính để lần sau đọc lại chỉ cần đọc theo thứ tự: Tựa bài + các tít nhỏ + những chỗ tô màu high light là xong.
  • 5
    Tập liên kết các chi tiết
    Chắc chắn các bài học sẽ có chút ít liên quan đến nhau, kiểu như trong một chương sẽ có nhiều bài í mà. Chúng ta nên tập ghi nhớ kiến thức tổng quát trước. Sau đó ghi nhớ đến các chi tiết liên quan đến nhau. Trong mỗi chi tiết ấy lại có nhiều ý nhỏ. Học theo cách đấy bạn sẽ thấy Toán hay Văn gì cũng có logic hết trơn. Tìm ra được quy luật để học coi như chúng ta túm gọn 80% số điểm rồi. Nên nhớ, các dạng đề hiện nay thường ra kiểu tổng quát chứ không đi sâu vào một chi tiết bé tẹo nào đâu đấy. Thử áp dụng những “chiêu” học mới
    Những phương pháp kỳ lạ thường khiến bạn cảm thấy thú vị hơn. Việc học bạn cũng cần phải “làm tươi mới” để tạo sự hứng khởi chứ nhỉ? Thử những cách học lạ và đôi khi hơi “quái quái”, biết đâu sẽ đem lại cho bạn cảm hứng học tập tràn trề và chữ nghĩa cứ gọi là “vô” ào ào thì sao.
  • 6
    Vừa học vừa... online!
    Hiện nay trên mạng có rất nhiều web ôn thi rất hiệu quả, bạn chỉ việc đăng ký thành viên và xem kiến thức, làm bài trắc nghiệm trực tuyến... Đối với các môn Sử, Địa... thì việc kiểm tra kiến thức trên mạng sẽ giúp bạn nhớ dai hơn, vì nó tạo cho bạn tâm lý thoải mái, cứ như là bạn đang xem một thông tin hấp dẫn, chứ không phải “nuốt” những kiến thức khô khan. Trong khi học, thỉnh thoảng... buồn ngủ, bạn có thể mở web nghe nhạc, đọc báo... Và đừng quên treo status “Đang học bài” nha! Thiên hạ thấy bạn đang học bài thế nào cũng “sốt vó” và bắt chước cho xem! He he.
  • 7
    Vừa học bài vừa... nghe nhạc!
    Những lúc đầu óc căng thẳng đến nỗi… “chỉ muốn ngủ thôi, chẳng muốn gì” sao bạn không thử cách này nè: Lấy iPod thân yêu ra và bật nhạc lên. Trong lúc nghe nhạc, bạn hãy... lôi ra từng môn học, hệ thống những kiến thức cần thiết cho môn ấy. Các môn Toán, Lý, Hóa, hãy chép ra hết tất cả các công thức, phương trình. Sinh, Sử, Địa thì hãy gạch dưới những ghi chú quan trọng trong đề cương, sách giáo khoa... và lập thành một sơ đồ nhỏ, dễ học.
    Khi nghe hết tất cả các bài nhạc trong iPod thì cũng là lúc bạn đã hệ thống được kiến thức cho mình. Não con người chứa đựng thông tin không giới hạn, vì thế, chưa hẳn làm hai việc cùng một lúc khiến bạn mất tập trung đâu. Bạn đang ôn sơ qua kiến thức tổng hợp đấy!
  • 8
    Học nhóm… có thưởng
    Rủ một nhóm bạn “cùng chí hướng”, mỗi người phải tự ra một đề kiểm tra tổng hợp về các môn Toán, Lý, Hóa và treo giải bằng một món quà “có giá trị”. Ai được điểm cao sẽ có thưởng, ai không đạt yêu cầu sẽ bị mất quà. Đối với những môn học thuộc bài, các bạn có thể làm sẵn những bốc thăm câu hỏi, bạn nào trả lời trôi chảy nhất sẽ được nhận quà.
  • 9
    Vừa ôn bài vừa… thư giãn
    Bạn có bao giờ nghĩ rằng mình sẽ học bài... trên cây, trên võng trước một khung cảnh thiên nhiên yên bình hay đi qua đi lại trên sân thượng mát rượi chưa? Nếu chưa bạn nên thử xem, cũng khá thú vị và hiệu quả đấy. Riêng tớ còn kỳ công hơn khi ghi âm bài học vào iPod và vừa chạy bộ trong công viên vừa mở lên nghe lại. He he.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]