Lợi ích của dinh dưỡng trong điều trị

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân nội trú có thể giúp giảm thời gian nằm viện, chi phí điều trị và tỷ lệ tái nhập viện trong 30 ngày.

0

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo “Thực trạng và hệ quả của việc thiếu hụt dinh dưỡng” quy tụ nhiều chuyên gia dinh dưỡng trong nước và quốc tế, do Abbott tổ chức.

TS.BS Nguyễn Hữu Toản - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Chợ Rẫy TP HCM cho biết, ăn không đủ lượng, đủ chất là nguyên nhân gây ra thiếu hụt dinh dưỡng. Một số trường hợp do bệnh tật hoặc cơ thể tiêu hóa, hấp thu thức ăn không hiệu quả.

Không chỉ riêng trẻ em, thiếu hụt dinh dưỡng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là đối tượng đang trong thời kỳ điều trị. Các chuyên gia cho biết cứ 3 người nhập viện thì có ít nhất một người bị suy dinh dưỡng, tình trạng này càng trầm trọng hơn khi họ xuất viện. Trên thế giới, có đến 50% người bệnh nhập viện bị thiếu hụt dinh dưỡng. Tại Việt Nam, ước tính tỷ lệ này là 78%.

Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân là điều cần thiết.

Đối với bệnh nhân nội trú, thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra biến chứng (viêm loét, nhiễm trùng, ngất xỉu...), kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tái nhập viện, chi phí điều trị và thậm chí là tăng nguy cơ tử vong. Đáng lo ngại, nguy cơ và hậu quả của thiếu hụt dinh dưỡng không được đánh giá đúng. Hiện có tới 60% bệnh nhân nhập viện không được xét nghiệm, sàng lọc nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng.

Bác sĩ Toản nhấn mạnh, điều này ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh nhân do thiếu năng lượng, protein hay vi chất nhằm chống lại bệnh tật. Hầu hết các dịch vụ y tế chỉ tập trung vào điều trị, mà bỏ qua khâu chăm sóc dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.

Nhằm góp phần giảm tỷ lệ thiếu hụt dinh dưỡng trên toàn cầu, nhóm nghiên cứu toàn cầu feed M.E. do các chuyên gia dinh dưỡng và Abbott phát triển đã công bố nghiên cứu và các khuyến nghị ngăn chăn tình trạng này. Để biết bệnh nhân có bị thiếu hụt dinh dưỡng hay không, feed M.E. đưa ra phương pháp đơn giản bằng cách đặt ba câu hỏi:

- Bạn có đang mắc bệnh hay bị thương không?

- Bạn có mất cảm giác ngon miệng không?

- Bạn có bị sụt cân dù không ăn kiêng?

Nếu 2 trên 3 câu trả lời là “có” thì bệnh nhân có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. BS Toản đánh giá cao sự cần thiết của các công cụ này. Nhờ đó, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân và triển khai phác đồ điều trị phù hợp.

Trước đó, trong năm 2013, nghiên cứu Philipson về bổ sung dinh dưỡng đường uống do các nhà kinh tế học y khoa Mỹ thực hiện đã được giới thiệu tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, các bệnh nhân sử dụng giải pháp bổ sung dinh dưỡng đường uống giảm 21%, tương ứng với 2,3 ngày thời gian nằm viện; giảm 21,6% chi phí điều trị; giảm 6,7% tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày.

Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân và người dân Việt Nam, Tiến sĩ Li Fei - Chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng cấp cao đến từ Singapore cho biết: “Trong thời gian tới, Abbott sẽ hợp tác với các nhà khoa học và tổ chức nghiên cứu trên toàn cầu, tập trung vào việc cải thiện chăm sóc dinh dưỡng, cắt giảm các chi phí liên quan và nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi khỏe mạnh, mọi người có thể sống năng động và trọn vẹn hơn”.

Theo An San - VnExpress
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]