Theo Vnexpress, kẽm nổi tiếng với tác dụng tích cực đối với hệ miễn dịch. Chưa hết, sự thiếu hụt nó có thể dẫn đến huyết áp thấp, tăng trưởng xương chậm, chán ăn, mất khứu giác và vị giác, trầm cảm...
Cải thiện sức khỏe não bộ là lợi ích của kẽm với sức khỏe
Kẽm có vai trò quan trọng đối với sức khỏe
1. Cải thiện sức khỏe não bộ
Kẽm là khoáng chất rất quan trọng cho sức khỏe não bộ. Kẽm cùng với vitamin B6 giúp chất dẫn truyền thần kinh trong bộ não của bạn hoạt động tốt hơn.
Điều thú vị là vùng đồi hải mã - trung tâm bộ nhớ của não bộ, có chứa lượng kẽm rất cao. Rõ ràng, nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe não bộ, hãy cung cấp đủ kẽm cho cơ thể.
2. Xương khỏe mạnh
Mọi người đều biết canxi rất quan trọng cho xương chắc khỏe, nhưng bạn có biết rằng kẽm là cần thiết cho xương khỏe mạnh? Kẽm là một thành phần của xương, và không có kẽm cơ thể của bạn không thể xây dựng được khung xương chắc khoẻ.
Để có được những lợi ích tốt nhất cho xương, bạn nên tiêu thụ kẽm và canxi vào thời gian khác nhau vì canxi và kẽm có sự hấp thụ cạnh tranh nhau.
3. Tóc chắc khỏe
Một trong những dấu hiệu của sự thiếu hụt kẽm là rụng tóc. Khi cơ thể bạn không đủ kẽm, tóc có thể mỏng dần, dẫn đến gãy rụng. Ngược lại, khi bạn hấp thụ đầy đủ kẽm, tóc trở nên dày và bóng khỏe.
Trong thực tế, kẽm rất hữu hiệu để kích thích mọc tóc, vì vậy các bác sĩ thường khuyên người bị rụng tóc nên bổ sung kẽm.
4. Tốt cho mắt
Một sự thật đáng ngạc nhiên về kẽm là rất tốt cho đôi mắt của bạn. Khi nói đến thị lực, kẽm hỗ trợ đưa vitamin A vào võng mạc.
Nếu không có kẽm, mắt không nhận được đủ lượng vitamin A cần thiết, và kết quả gây suy giảm thị lực. Trong thực tế, thiếu kẽm đặc biệt liên quan đến thoái hóa điểm vàng ở người già.
5. Cơ bắp mạnh mẽ
Nếu muốn cơ bắp mạnh mẽ, hãy chắc chắn rằng bạn đang nhận được đủ lượng kẽm. Nguyên tố này được sử dụng để phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện, do đó giúp bạn có thể xây dựng cơ bắp mạnh mẽ. Kẽm cũng hỗ trợ cơ bắp khi mệt mỏi, giúp bạn có thể làm việc theo đúng tiềm năng của mình.
6. Làn da khỏe mạnh
Đầu tiên, kẽm giúp loại bỏ mụn trứng cá vì nó điều chỉnh lượng dầu và làm giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn. Ngoài ra, kẽm giúp sản xuất collagen và chất này mang lại cho bạn làn da dẻo dai, mịn màng.
7. Cân bằng nội tiết tố
Cân bằng nội tiết tố là rất quan trọng cho sức khỏe. Kẽm giúp cân bằng rất nhiều nội tiết tốt trong cơ thể. Ví dụ, kẽm cần thiết cho sản xuất insulin - rất quan trọng để điều tiết lượng đường trong máu.
Kẽm cũng cần thiết cho kích thích tố sinh sản và kích thích tố tuyến giáp. Có đủ kẽm sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh bởi vì kích thích tố trong cơ thể bạn sẽ được cân bằng.
Phụ nữ cần 8 mg kẽm mỗi ngày, và nam giới cần 11 mg kẽm mỗi ngày. Kẽm được tìm thấy trong con hàu, thịt, hạt bí đỏ, yến mạch, đậu Hà Lan.
Theo báo Sức khỏe đời sống, kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy và phát triển thể chất, chiều cao của trẻ.
Kẽm tác động tích cực trên sự tăng trưởng của cơ thể
Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em.
Khi thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Thiếu kẽm sẽ làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì và giảm chức năng sinh dục.
Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên đang phát triển nhanh, đặc biệt phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị thiếu kẽm vì nhu cầu tăng cao hơn người bình thường.
Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai làm giảm cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm đầy đủ sẽ cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn, đồng thời giúp tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn “trầm kha” ở trẻ do rối loạn vi giác.
Trẻ em biếng ăn kéo dài sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.
Kẽm giúp tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch cơ thể
Kẽm hỗ trợ và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành.
Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào.
Do đó thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng cũng như sự phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ.
Theo Dân trí, kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người. Đặc biệt với nam giới, hàm lượng kẽm có ảnh hưởng lớn đến duy trì sức khỏe tuyến tiền liệt.
Ngoài tác dụng cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng, kẽm còn được coi là nguyên tố kim loại của đàn ông.
Kẽm là nguyên tố cơ bản tạo nên các hormon kiểm soát sự phát triển của cơ thể và đặc biệt quan trọng đối với hoóc-môn nam giới Testosteron.
Nam giới nếu thiếu kẽm sẽ dẫn tới suy giảm ham muốn.Xét về vai trò của kẽm trong sinh lý nam giới, kẽm cũng đóng vai trò quan trọng đối với tuyến tiền liệt.
Hàm lượng Kẽm tập trung nhiều ở tinh dịch và tuyến tiền liệt hơn bất cứ phần nào trong cơ thể. Theo tính toán, trong mỗi miligam tinh dịch có hàm lượng nguyên tố kẽm lên tới 150 micrôgam.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tích cực trong sinh hoạt vợ chồng của người đàn ông, sinh lực cũng như khả năng duy trì nòi giống phụ thuộc trực tiếp vào lượng kẽm.
Mỗi một lần “thăng hoa” người đàn ông có thể mất 2-6 miligam tinh dịch, điều đó đồng nghĩa với việc mất đi 300-900 micrôgam kẽm.Việc thiếu Kẽm có thể gây phì đại tuyến tiền liệt và những thay đổi khác ở tuyến sinh dục quan trọng này.
Vì vậy, Kẽm hoàn toàn có liên quan đến khả năng và tiềm năng sinh dục nam giới, đặc biệt quan trọng đối với đàn ông khi bước qua tuổi trung niên, khi các vấn đề về tuyến tiền liệt bắt đầu xuất hiện.
Thuốc tham khảo: Vitamin B9 - Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý, tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. - Acid folic tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin. |
Mỹ Linh