Lỗi nhiều người mắc khi rửa tay gây hại cho sức khỏe

(Sức khỏe) - Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy: chỉ 5% những người tham gia cuộc nghiên cứu rửa tay đúng cách.

15.5865

Rửa tay và rửa tay với xà phòng từ lâu được xem là một trong những biện pháp phòng bệnh tay chân miệng, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh viêm gan A, E,…bệnh về giun sán rất hiệu quả và khâu rửa tay cũng vô cùng quan trọng không kém.

Rửa tay với xà phòng từ lâu được xem là một trong những biện pháp phòng bệnh.

Thế nhưng các bệnh tiêu chảy, bệnh tay chân miệng thường diễn ra tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, vì thói quen rửa tay hình như chưa thực hiện một cách toàn diện, tích cực trong toàn dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn và người đang nuôi hoặc chăm sóc trẻ ốm…và cũng chưa rửa đúng cách.

Rửa tay là cách giúp giữ gìn vệ sinh, và bất kỳ ai cũng biết rằng cần phải thường xuyên rửa tay. Tuy nhiên một nghiên cứu gần đây cho thấy: chỉ 5% những người tham gia cuộc nghiên cứu rửa tay đúng cách.

Không rửa tay đúng thời gian “quy định”

phòng không mang lại hiệu quả diệt khuẩn nếu bạn rửa tay quá nhanh. Bạn cần cọ rửa bàn tay trong ít nhất 20 đến 30 giây, vi khuẩn bám trên tay mới có thể bị tiêu diệt hoàn toàn.

Một điểm bạn cần lưu ý đó chính là móng tay bởi đây là nơi vi khuẩn và virus bám rất chặt. Do đó bạn nên dùng tay để nạy hết các chất bám trên móng mỗi khi rửa tay. 

Không rửa tay

Không rửa tay sau khi sử dụng phòng tắm là một thói quen không tốt. Mặc dù biết rằng đây là một thói quen không tốt, nhưng rất nhiều người có thói quen này.

Khi ra khỏi phòng tắm mà không rửa tay đồng nghĩa bạn đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm hại cơ thể. Vi khuẩn có thể ở tay cầm cửa ra vào, vòi nước, và những vị trí khác trong nhà tắm.

Chỉ cần chạm nhẹ vào những vị trí này, hàng triệu vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bạn. Điều này sẽ làm cho bạn dễ mắc bệnh.

Bác sỹ Aileen Marty, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm của trường đại học Quốc tế Florida (Mỹ) cho biết: “Làn da hình hành một rào chắn giữa cơ thể con người và vi khuẩn bên ngoài.

Thế nhưng những bề mặt giác mạc như mắt, miệng và bộ phận sinh dục là nơi mà vi khuẩn thường tấn công nhiều nhất”.

Đó là chưa nói đến việc vi khuẩn có thể nhanh chóng truyền từ người này sang người khác. Trung bình mỗi người dùng tay chạm vào mặt 16 lần mỗi giờ, vì thế mặt được đánh giá là khu vực dễ bị nhiễm khuẩn nhất.

Ngoài ra, bạn nên rửa sạch tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị nấu ăn, như thế thực phẩm sẽ không bị vi khuẩn tấn công rồi vào cơ thể bạn qua đường ăn uống.

Không sử dụng xà phòng khi rửa tay

Xà phòng không chỉ giúp đôi bàn tay của bạn có mùi thơm, mà các hóa chất trong xà phòng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn bám trên da. Bề mặt của vi khuẩn và virus có chứa thành phần chất béo, và các thành phần trong xà phòng có thể tạo ra các phản ứng hóa học làm tiêu hủy số vi khuẩn trên làn da của con người. Một điểm mà các bạn cũng nên lưu ý: xà phòng dạng nước mang lại hiệu quả cao hơn so với xà phòng cục bởi tính ít độc hại. 

Chạm vào đồ vật ngay sau khi rửa tay

Bạn mất thời gian để rửa tay, thế nên đừng nên chạm vào đồ vật ngay sau khi rửa tay, bởi sau khi rửa tay và ra khỏi phòng tắm không có nghĩa là bạn đã an toàn. Nếu cẩn thận, bạn nên dùng giấy vệ sinh để khóa nước và mở cửa phòng tắm, bởi đây chính là hai địa điểm “phổ biến” của vi khuẩn và virus.

Cách rửa sạch tay bảo vệ chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng

- Thường xuyên rửa sạch tay của bạn

- Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước, sau đó lau khô toàn bộ

- Sử dụng nước rửa có cồn nếu như chưa thể rửa ngay bằng xà phòng được

Các nhà Khoa học đã khuyến cáo: “Rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh giúp cứu nhiều mạng sống hơn bất kỳ mọi loại thuốc kháng sinh. Nó có thể làm giảm một nửa số ca tiêu chảy trên thế giới, giảm ½ các ca tử vong do viêm phổi và ¼ các ca do bệnh liên quan đến hô hấp”. Tiêu chảy đứng thứ 2 trong số các nguyên nhân gây tử vong, mỗi năm giết hại hơn 1,5 triêu trẻ em. Vị trí quán quân thuộc về bệnh biêm phổi, mỗi năm cướp đi mạng sống của khỏang 2 triệu trẻ dưới 5 tuổi. Rửa tay là một cách hữu hiệu phòng chống các căn bệnh này”.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]