Lười đánh răng dễ mắc bệnh tim mạch

Nhiều người may mắn có được hàm răng trắng khỏe nên rất ỷ lại và lười chăm sóc.

0
Một ngày chỉ đánh răng một lần, rồi chỉ đến phòng nha khám khi răng gặp chuyện mà thôi. Chính việc vệ sinh không sạch cộng với sự chăm sóc thờ ơ đã khiến không ít người ôm hận.

Vì không chăm chỉ vệ sinh răng miệng lâu dần bạn vô tình sẽ tạo các mảng bám ở răng. Thừa cơ hội này chất calci có sẳn trong tuyến nước bọt kết hợp với mảng bán của răng, sau đó tạo thành vôi ở răng hay còn được gọi là cao răng, chúng dính rất cứng ở phần chân răng, kem đánh răng và bàn chải không thể “đánh bật” chúng ra được. Cũng từ đấy mà vi khuẩn bắt đầu có nơi “lưu trú” thích hợp gây nên bệnh nha chu cho “khổ chủ”.

Đèn đỏ báo hiệu

Trước khi bệnh hành hạ con người, thì luôn lên tiếng báo trước, nhưng vì quá thờ ơ nên ít ai chú ý đến. Đối với bệnh nha chu cũng vậy, ở giai đoạn đầu của bệnh thường có dấu hiệu là nướu của bệnh nhân sẽ bị đỏ, khi đánh răng rất dễ bị chảy máu hoặc thậm chí khi ăn uống cũng có thể bị.

Đó là lúc nướu răng của bạn đã bị viêm. Nếu trong giai đoạn này bạn đến ngay phòng khám nha khoa để các bác sĩ nha giúp đỡ lấy vôi răng cũng như vệ sinh sạch vùng nướu bị viêm thì nướu sẽ nhanh chóng phục hồi hồng hào trở lại và không còn dấu hiệu chảy máu nữa.

 Chăm sóc răng miêng còn giúp hạn chế nguy cơ tim mạch

Nhưng vấn đề ở đây lại có rất nhiều người thờ ơ với chuyện này, có người vì lý do công việc, có người lại cảm thấy gặp bác sĩ nha như gặp ác mộng vậy hoặc có người thậm chí vì không được siêng nên bỏ liều cho tự hết.

Lâu dần vùng nướu bị viêm sẽ bị tuột làm cho răng bạn mới nhìn vào trông như chúng dài ra hơn và tệ hơn nữa là một thời gian sau xương ở ổ răng cũng mất đi làm răng lung lay. Đấy là lúc bệnh nha chu chính thức hành hạ bạn.

Điều trị nha chu viêm rất phức tạp, tốn kém thời gian và kết quả không bao giờ hoàn hảo. Có người dù chữa khỏi nhưng phải ngậm ngùi chia tay với cả hai hàm răng của mình mà làm bạn với hai hàm răng giả.

Không chỉ mất răng

Bạn đừng vội nghĩ cùng lắm là mất răng nhé, không chỉ vậy đâu, đến tính mạng của mình bị đe dọa không kém nếu bạn vẫn tiếp tục không biết “thương hoa tiếc ngọc”. Nhiễm trùng nha chu tác động vào hệ tim mạch theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp.

Trực tiếp: vi khuẩn trong túi Nha chu xâm nhập đường tuần hoàn máu trực tiếp tác động lên tim và mạch máu.

Gián tiếp: vi khuẩn nha chu và độc tố của chúng tác động lên gan làm sản sinh ra những chất có hại cho hệ thống tim mạch như CRP (C-reactive Protein), fibrinogen, LDL (low density lipoprotein).

Hậu quả là:

Thành mạch máu có những sang thương dẫn đến mảng xơ vữa động mạch.

Đường kính mạch máu bị thu nhỏ do phản ứng viêm.

Máu dễ bị vón cục do tác động của CRP, fibrinogen, LDL.

Nhiễm trùng nội tâm mạc.

Như vậy nhiễm trùng Nha chu là một trong những tác nhân gây suy yếu hệ tim mạch, chúng làm máu bị cô đặc, thành mạch bị thu nhỏ dẫn đến nguy cơ tắc mạch, tai biến mạch máu và đột quỵ. Khi nhiễm trùng nội tâm mạc xảy ra, tim bị suy (bệnh thấp tim).

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa nhiễm trùng Nha chu và bệnh thấp tim như nghiên cứu của ARBE tại viện điều tra dịch tể học NHANE Hoa Kỳ. Nhiễm trùng nha chu nặng giữ vai trò quyết định như một “cú đánh bồi thêm” gây đột quỵ trong bệnh tim mạch.

Đái tháo đường do nha chu mà ra

Trước đây người ta thường cho rằng chính bệnh tiểu đường gây ra bệnh nha chu. Ngày nay có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiễm trùng Nha chu là một nhân tố quan trọng gây ra bệnh tiểu đường. 


Ngoại trừ tế bào não, trên bề mặt các tế bào đều có những thụ thể insulin. Những thụ thể insulin điều tiết lượng đường glucose hấp thu vào tế bào dưới tác động của nội tiết tố insulin tiết ra từ tụy tạng.


Nhiễm trùng nha chu theo đường tuần hoàn máu đến các tế bào và gây nên hiện tượng “kháng insulin”. Đối phó lại tuyến tụy phải tăng tiết insulin để ép tế bào hấp thu glucose nhằm giữ đường lượng trong máu là một hằng số. Khi phải cố gắng tăng tiết insulin thời gian dài tuyến tụy sẽ suy nhược dẫn đến bệnh tiểu đường.

AloBacsi.vn
Theo Hải Nam - Một thế giới
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]